Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//an-ninh-co-so/201711/lan-toa-nhieu-mo-hinh-dien-hinh-tien-tien-trong-quan-ly-giao-duc-nguoi-than-trong-gia-dinh-khong-pham-toi-va-te-nan-xa-hoi-765717/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//an-ninh-co-so/201711/lan-toa-nhieu-mo-hinh-dien-hinh-tien-tien-trong-quan-ly-giao-duc-nguoi-than-trong-gia-dinh-khong-pham-toi-va-te-nan-xa-hoi-765717/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Lan tỏa nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong 'Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 07/11/2017, 14:19 [GMT+7]

Lan tỏa nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong 'Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội'

(Congannghean.vn)-Câu lạc bộ (CLB) “Lá chắn”, Đội “Nữ tuyên truyền lưu động” hay CLB “Phụ nữ với pháp luật” vốn không xa lạ với người dân các địa bàn Đô Lương, Quỳnh Lưu. Trong nhiều năm qua, những mô hình trên đã trở thành mái ấm, cầu nối hữu ích để chị em hội viên cùng lực lượng chức năng vận động gia đình, người thân và cộng đồng xã hội cùng phòng chống tội phạm. Đó là những điểm sáng sau quá trình dài các cấp, ngành cùng vào cuộc quyết liệt để triển khai việc thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 về “Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”.

Thừa ủy quyền, đồng chí Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân
Thừa ủy quyền, đồng chí Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân

Nhằm phát huy vai trò người phụ nữ trong phòng chống tội phạm (PCTP), năm 2012, Bộ Công an và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã ký Nghị quyết liên tịch số 01 giai đoạn 2012 - 2017, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, Công an Nghệ An và Hội LHPN tỉnh cũng đã tham mưu và ban hành nhiều văn bản, kế hoạch phát huy hiệu quả, vai trò của hội phụ nữ các cấp cùng phối hợp với lực lượng Công an trong PCTP và TNXH. Theo đó, Ban chỉ đạo Nghị quyết liên tịch số 01 các địa phương cũng đã chủ động tham gia, tiếp tục chú trọng nhân rộng các mô hình phù hợp với tình hình thực tế, xây dựng triển khai công tác PCTP, phòng chống mua bán người gắn với việc quản lý người thân trong gia đình không phạm tội và sa vào các TNXH.

Với sự quyết tâm, đồng bộ của lực lượng Công an và các cấp Hội phụ nữ, đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động khi triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 về “Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và TNXH”, góp phần tích cực xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Theo đó, trong 5 năm 2012 - 2017, Hội LHPN và lực lượng Công an đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức 1.650 buổi phổ biến pháp luật cho gần 452.000 lượt cán bộ, hội viên; 256 lớp tập huấn cho hơn 50 nghìn lượt báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp về các nội dung như: Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình… Thường xuyên tổ chức cho hội viên đăng ký cam kết thực hiện gia đình không có người thân vi phạm pháp luật và TNXH gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; đồng thời, đã đa dạng nhiều diễn đàn nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ về công tác gia đình như: “Hội nghị gặp mặt, biểu dương gia đình tiêu biểu”, “Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực”…

Với phương châm mưa dầm thấm lâu, các hoạt động tuyên truyền phong phú, đa dạng đã góp phần nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh. Nhờ đó, nhiều bố mẹ đã quan tâm hơn đến việc giáo dục con cái, không quá áp lực về thành tích học tập mà thiên về giáo dục kỹ năng sống cho các con. Bản thân các em cũng nhận thức hơn về bảo vệ bản thân và sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, xã hội, giúp các em chủ động hơn trong thời đại bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ số.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến trong PCTP và TNXH tiếp tục được đẩy mạnh. Ban chỉ đạo Nghị quyết liên tịch số 01 đã chỉ đạo lực lượng Công an và Hội phụ nữ các cấp duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt CLB ở cơ sở và nhân rộng một số mô hình, điển hình tiên tiến về PCTP và TNXH. Đến nay, toàn tỉnh có gần 5.000 mô hình, CLB các loại, trong đó có 2.226 CLB liên quan đến gia đình, 551 mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng”, 589 CLB chuyên đề phòng chống TNXH. Trong đó có nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả như mô hình CLB “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không vi phạm pháp luật và TNXH” tại xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương; mô hình “Phòng chống TNXH từ gia đình”, CLB “Lá chắn”; Đội “Nữ tuyên truyền lưu động”; mô hình “Phòng chống mua bán người” và “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số” ở các huyện Đô Lương, Quỳnh Lưu, Quế Phong.

Sáng 3/11, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2002 về “Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và TNXH”. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các đồng chí lãnh đạo Công an tỉnh, Công an các huyện, thành, thị. Các đồng chí: Lê Xuân Đại, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh; Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An chủ trì Hội nghị.

5 năm qua, nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích nổi bật trong việc phát động và nhân rộng các hoạt động, mô hình PCTP có hiệu quả. Ghi nhận những nỗ lực trên, đã có 15 tập thể, 25 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh khen thưởng.

Thông qua việc duy trì, nhân rộng các mô hình đã từng bước xã hội hóa công tác đảm bảo ANTT, là diễn đàn để nhân dân phát huy quyền làm chủ, chủ động trong công tác đấu tranh PCTP và giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và TNXH.

Tiếp tục phát huy những kinh nghiệm từ nhiều năm trước, Công an Nghệ An đã chủ động phối hợp với các cấp Hội phụ nữ trong công tác phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và TNXH. Đã có 2.880 hòm thư tố giác tội phạm và nhiều “đường dây nóng” được thiếp lập tại các cộng đồng dân cư. Qua 5 năm, thông qua các hòm thư tố giác tội phạm, hơn 31.000 nguồn tin về ANTT đã giúp cơ quan chức năng giải quyết hàng nghìn vụ phạm tội, truy bắt nhiều đối tượng liên quan, xóa các ổ nhóm trộm cắp, TNXH, tác động tích cực vào việc quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và TNXH. Lực lượng chức năng chú trọng hướng dẫn quần chúng nhân dân kiến thức, kỹ năng PCTP, nhất là động viên cán bộ, hội viên phụ nữ nâng cao tinh thần cảnh giác, tham gia tố giác tội phạm, sát cánh cùng lực lượng Công an trong công tác đảm bảo ANTT.

Việc quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng được các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh tại cơ sở. Bằng tình cảm yêu thương, lòng nhân ái, bao dung, sự quan tâm, chia sẻ đã giúp chị em có điều kiện gần gũi, động viên nhiều đối tượng từng có quá khứ lầm lỗi vươn lên khẳng định bản thân và nỗ lực hướng thiện. Trong nhiều năm qua, lực lượng Công an và Hội LHPN các cấp đã cảm hóa, giáo dục 725 em, vận động cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng 245 em; phối hợp với các trường học vận động 3.000 em học sinh bỏ học trở lại trường; đồng thời, hỗ trợ vốn cho 385 gia đình hội viên phụ nữ có chồng, con nghiện ma túy cai nghiện tiến bộ, hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ 185 gia đình có người nghiện ma túy cai nghiện tiến bộ với số tiền 3,5 tỉ đồng.

Ông bà ta đã đúc kết: “Có thực mới vực được đạo”, vì thế, ý thức rõ vai trò quan trọng của sự ổn định việc làm, phát triển kinh tế song hành với công tác phòng chống tội phạm, các cấp Hội phụ nữ cũng đã cùng lực lượng chức năng khai thác hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, hoạt động ủy thác vốn vay, hoạt động tín chấp, huy động nguồn tiết kiệm. Đặc biệt là sự giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ lầm lỡ, đơn thân giải quyết tốt “bài toán” việc làm, phát triển mô hình sản xuất tại cơ sở. Đã có 45.999 lao động nữ được học nghề, trong đó gần 35.000 lao động nữ có việc làm. Bài học kinh nghiệm thực tế cho thấy, có công việc, thu nhập ổn đinh, tạo dựng tiềm lực kinh tế vững chắc chính là “chìa khóa” quan trọng để chị em phát huy tốt hơn nữa vai trò trong cong tác đảm bảo ANTT trên địa bàn.

Ra mắt mô hình chống di dịch cư tại huyện Tương Dương
Ra mắt mô hình chống di dịch cư tại huyện Tương Dương

Trong tình hình tội phạm đang có diễn biến phức tạp, xu hướng lối sống thực dụng và sự ảnh hưởng quá lớn từ internet càng khiến các thanh, thiếu niên dễ sa vào TNXH, rơi vào vòng xoáy của con đường tội lỗi. Thực tế đó càng đòi hỏi lực lượng Công an, các cấp Hội phụ nữ phải quyết tâm hơn nữa, tích cực và trách nhiệm hơn nữa trong việc quản lý, giáo dục con em tránh xa tội phạm và TNXH. Tuy nhiên, không có việc gì là đơn giản, nhất là trong điều kiện, tiềm lực địa phương còn nhiều khó khăn, hạn chế. Vì thế, mỗi cá nhân, hội viên phải trở thành một lá chắn vững vàng, bảo vệ chính người thân và gia đình mình tránh xa khỏi cạm bẫy của các vi phạm pháp luật.

.

Mai Hậu

.