Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201202/18184-chuyen-cua-ga-giang-ho-huong-thien-399046/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201202/18184-chuyen-cua-ga-giang-ho-huong-thien-399046/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chuyện của gã giang hồ hướng thiện - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 07/02/2012, 14:00 [GMT+7]
18184

Chuyện của gã giang hồ hướng thiện

Một thời lầm lỗi
Sinh năm 1975, lại là con út trong gia đình 5 chị em, từ nhỏ, Phan Trọng Lương đã có tính cách như “công tử bột” trong một gia đình thuần nông. So với đám bạn trong làng cùng trang lứa, cậu nhanh chóng trở thành “đàn anh” ở những trò đánh khăng, đánh đáo...lúc tóc còn để chỏm.
 
Thời đó, nhắc đến Lương, người dân đều biết đến cậu là một kẻ nghịch ngợm và lỳ lợm nhất vùng. Vừa ham chơi, lại cộng thêm cái tính ngang ngược, học hết lớp 7, Lương bỏ học để theo đám bạn đi bụi rồi trở thành đại ca trong đám giang hồ ở quê lúa.
 
Ngày ấy, nhắc đến cái tên Phan Trọng Lương, người dân ở đây ai cũng ghê sợ bởi bộ mặt bặm trợn của cậu. Năm 1994, Lương đã gây ra tội đánh người gây thương tích ở xã Quang Thành (Yên Thành) vì những câu nói chướng tai của một người trên tuổi mình. Lần này, cậu bé vốn nổi tiếng “có máu mặt” trong cả huyện Yên Thành đã phải ngồi tù 9 tháng ở Trại Tạm giam Công an tỉnh vì tội cố ý gây thương tích.
 
Ra tù, lang bạt khắp xứ một thời gian, hết đường “hành nghề” xưng hùng xưng bá, năm 1995, Lương quay về quê nhà cùng cha mình nhận trồng chăm sóc gần 150 héc ta rừng giẻ ở khu vực đồi dốc Trăn thuộc xã Đồng Thành, huyện Yên Thành.
 
Những tưởng tại đây, chàng thanh niên tuổi 20 này sẽ tu chí cùng gia đình gây dựng cơ nghiệp trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc, nào ngờ số kiếp giang hồ lại tiếp tục trỗi dậy trong con người Lương. Ngày đó, mới về “tu chí” cùng gia đình chưa được bao lâu, giữa năm 1995, cái tên Lương mới nghe có vẻ gắn với kiếp lương thiện như bố mẹ anh hằng mong đợi lại gặp cảnh một số tay anh chị làng bên vào rừng phá phách, ức hiếp cha mẹ đang nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng, cậu đã vác dao đi tìm gặp những kẻ cố ý phá hoại tài sản trên đất nhà mình.
 
Và, lần này, Lương tiếp tục dính vào vòng lao lý 1 năm ròng ngồi tù cũng vì tội cố ý gây thương tích. Cũng ra tù rồi quyết “tu” lại từ đầu nhưng bản tính bất cần đời của Lương tiếp tục gây ra những lỗi lầm. Năm 1997, ra tù lần 2 chưa đầy 1 năm thì Lương tiếp tục bị bắt đi tù lần 3 với tội cố ý gây thương tích, đánh thương tật người khác.
 
Phan Trọng Lương bên cánh rừng giẻ rộng hơn 100 héc ta đang độ khép tán
 
Tù tội vì những lỗi lầm này hết lỗi lầm khác, đến nỗi anh chị em trong gia đình thân thích cũng phải khiếp vía người em trai út như Lương. Vào tù cải tạo 1 năm, đến năm 1998, lúc ra tù, Lương lại cuỗm tiền gia đình để đi đánh bạc. Lúc này, kẻ vào tù như cơm bữa này đã phải ngồi bóc lịch 3 tháng trong Trại Tạm giam khi bị công an theo dõi và phá vụ đánh bạc ở ngay trong huyện Yên Thành.
 
Ước mộng làm giàu lương thiện
Bây giờ, sau 4 lần vào tù ra tội, đã tu chí làm ăn rồi nhưng Phan Trọng Lương vẫn chưa quên hẳn những lầm lỗi do chính mình gây ra cho gia đình, vợ con và chính cả người thân thích của mình. Năm 2008, khi người cha của mình mất đột ngột, có lẽ vì “nghĩa tử là nghĩa tận” nên Lương đã thực sự thức tỉnh để tiếp tục nhận lại phần việc tâm nguyện suốt đời của người cha quá cố của mình trước lúc lâm chung: phải giữ rừng để cây cối xanh tươi.
 
Phan Trọng Lương dẫn chúng tôi ra thăm cánh rừng giẻ đang đâm chồi nảy lộc. Đứng bên những gốc cây giẻ cao lớn vượt mấy đầu người bạt ngàn xanh tốt, ai cũng hiểu để giữ được màu xanh ở vùng đất vốn được coi là khô cằn sỏi đá này không phải dễ.
“Phan Trọng Lương từng là người có tiền án tiền sự, sau khi ra tù đến nay đã biết tu chí làm ăn và được người dân cũng như chính quyền ủng hộ việc anh nhận khoanh nuôi, bảo vệ rừng tại địa phương. Đến nay, Lương đã tạo được niềm tin với người dân ở đây bằng việc tích cực bảo vệ rừng, đồng thời, anh cũng là người có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn ANTT trong mấy năm trở lại đây” - Anh Nguyễn Sỹ Nghi, Trưởng Công an xã Đồng Thành cho chúng tôi biết.
 
“Giữ được rừng có khi phải đánh đổi cả mấy kiếp người. Vợ chồng em gần chục năm nay thay nhau chăm sóc rồi đến mùa trồng thêm rừng cũng phải vay mượn của anh em để thuê người trồng. Giờ thấy chồng mình hăng say bảo vệ rừng, cứ qua mỗi năm thấy cây cối tốt tươi, em tin chồng mình đã dần trả nợ được với rừng cây, với chính đời người và chuộc lỗi với vợ con rồi” - Chị Thu xen ngang câu chuyện.
 
Bây giờ, ngoài hơn 100 héc ta rừng giẻ, vợ chồng Lương còn trồng thêm bạch đàn, tràm và nhiều cây gỗ có giá trị. Chưa hết, mấy năm nay, vợ chồng anh còn nhận thầu quản lý, bảo vệ khu sinh thái đập Vệ Vừng với dung tích gần 18 triệu mét khối nước.
 
Lương còn khoe, riêng từ việc nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng, hàng năm anh còn thu hoạch từ việc thả nuôi cá trên khu vực đập này với lãi ròng gần 100 triệu đồng. Chưa kể việc thuê 20 đến 30 nhân công thường xuyên chăm sóc và thu hoạch hạt dẻ vào mùa vụ, trừ chi phí cũng thu về độ 50 đến 60 triệu đồng.
 
Ngồi du thuyền trên khuôn viên đập Vệ Vừng rộng gần 1000 héc ta mặt nước, ngắm những đàn cò bình yên đậu trắng cả một cánh rừng, chúng tôi không thể tin nổi một người từng lầm lỗi như anh lại “tạ tội” được với cuộc đời mình bằng cách ươm mầm bằng chồi non lộc biếc cho cả vùng đất mình đã từng sinh ra.
 
Chiếc thuyền nan đung đưa chòng chành lướt chậm rãi trên mặt hồ bao la, Phan Trọng Lương thủ thỉ vào tai tôi: Giá như có chiếc xuồng máy để chạy nhanh hơn những lúc săn đuổi đối tượng vào khu vực săn bắn chim cò nơi đây thì rừng xanh này bình yên biết mấy?!

Ngọc Thái
.