Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201203/18954-bi-kich-bo-dung-bua-danh-chet-con-398441/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201203/18954-bi-kich-bo-dung-bua-danh-chet-con-398441/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bi kịch bố dùng búa đánh chết con - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 14/03/2012, 10:04 [GMT+7]
18954

Bi kịch bố dùng búa đánh chết con

Đối tượng Trần Văn Cường
Từ khi cháu lớn, cháu biết nghĩ, thấy bố hay uống rượu, không làm lụng gì nên nó chán, chểnh mảng việc học hành. Bố con từ đấy cứ xung khắc. Có lúc xô xát, đánh nhau thì bố không giết con. Đến lúc con nó chẳng làm gì thì bố lại đánh nó, lại giết nó. Vừa mất con, lại hận chồng, tôi đau xót quá…" - Bà Vân, vợ của hung thủ dùng búa đinh sát hại con trai cay đắng kể lại bi kịch của gia đình.

I. Vòng vèo trong con ngõ nhỏ trên phố Bạch Đằng, không khó lắm để tôi tìm được nhà ông Trần Văn Cường.  Căn nhà nhỏ  ở sát bờ sông trông lạnh lẽo trong làn mưa bụi giăng giăng và những cơn gió hiu hắt từ sông lùa về. Chiều đông ảm đạm hơn  bởi tiếng tụng kinh nghe sầu não  đều đều vọng ra từ chiếc máy niệm Phật trên bàn thờ trắng toát và lạnh lẽo.  Gian nhà khoảng chục thước vuông trống hơ trống hoác, cửa gỗ tạm bợ chỉ khép hờ. Nhìn quanh không có đồ đạc gì đáng giá. Góc nhà là  bàn thờ nạn nhân Trần Văn Nhẫn, 24 tuổi. Người chết trẻ, lại chưa có gia đình nên không gian độc một màu trắng. Duy ở góc di ảnh của Nhẫn có cài một tờ lịch màu đỏ đánh dấu ngày Nhẫn bị bố đẻ của mình giết hại vào sáng Chủ nhật 26/2/2012. 

Tại Cơ quan Công an, thủ phạm Trần Văn Cường (53 tuổi) đã khai rằng, lý do ông ta cầm búa sát hại con trai, bởi vì nó quá hỗn láo với ông. Ông Cường nói thằng Nhẫn hư hỗn từ nhỏ. Học hết lớp 6 nó  bỏ học, rồi bán xe đạp ăn tiêu. Lớn lên, nó thường xuyên hỗn láo, chửi bố, có lần vác cả dao rượt chém ông. Ngày 25/2, thấy Nhẫn mâu thuẫn, chửi và đánh chị dâu, ông Cường không kìm được tức giận dồn nén bấy lâu nay. Sáng 26/2, khi đi ăn sáng về, thấy Nhẫn đang nằm ngủ ở góc nhà, ông Cường liền dùng búa đinh đập liên tiếp vào đầu con trai. Trần Văn Nhẫn tử vong. Ông Cường bị Công an phường Chương Dương bắt giữ ngay sau đó.

Bà Vân, vợ ông Cường nằm bẹp trên gác xép. Bà bảo ngày thường, chỗ của bà và thằng Nhẫn ở đúng cái chỗ đặt bàn thờ của nó bây giờ. Còn gác xép để dành cho vợ chồng thằng Kiên, anh trai của Nhẫn. Kiên đã có một con trai hơn 2 tuổi. Căng một chiếc ri đô, phần còn lại đủ một chỗ nằm là của ông Cường. Vậy là gian nhà nhỏ này chứa tới 6 con người. Không gian ngột ngạt và tù túng, cuộc sống nghèo đói hiển hiện khi đặt chân vào đây.

Bà Vân đã cạn nước mắt nhưng nỗi đau lại giày vò bà nhiều hơn. Bà bảo đã cố gắng gượng ngồi dậy, nhưng rồi đầu óc choáng váng, bà lại cáo lỗi với khách, nằm vật xuống, mắt ầng ậc nước. "Tôi thấy nó đâu đến nỗi để bố nó đối xử như vậy. Hành động của ông ấy coi nó chẳng khác nào con vật. Lúc nào tôi cũng hình dung ra cái cảnh thằng Nhẫn đang ngủ say thì bị bố dùng búa đập khiến nó hoảng loạn. Nó chết mà không hiểu vì sao lại chết. Lúc đó thằng anh không có nhà. Con dâu thì cho con ngủ trên gác xép. Tôi cũng vừa đi chợ về, đến nửa đường thì có người bảo về ngay, bố nó đánh thằng Nhẫn chết rồi hay sao ấy. Tôi không tin. Nhưng cái người báo tin cho tôi lúc đó sắc mặt tái đi, họ bảo tôi phải về nhanh lên. Tôi hốt hoảng chạy về. Tái mặt nhìn thấy thằng Nhẫn đang nằm ở góc nhà…”.

Bà Vân trước bàn thờ con trai.

II. Bà Vân bảo khi thằng Kiên đi học lớp 1, thằng Nhẫn đến tuổi mẫu giáo thì hai vợ chồng quyết định rời quê Hà Nam lên Hà Nội sinh sống. Bán hết nhà cửa ở quê, gom góp lại mua được cái nhà hơn 20m2 trên phố Bạch Đằng. Bà Vân đi vay thêm mấy chỉ vàng, mua cho chồng chiếc xích lô để kiếm cơm. Còn bà, đi làm thuê làm mướn từ sáng đến tối mịt.

Bà Vân than thở rằng, cuộc sống mưu sinh quá khắc nghiệt đã lấy đi của bà tất cả. Ban đầu là ông chồng đốc chứng, bắt bà vay lãi để mua xe máy hành nghề "xe ôm". Tiền kiếm được chẳng đủ để trả lãi mẹ đẻ lãi con. Không có tiền trả nợ nên buộc phải bán nhà, chuyển sang cái nhà nhỏ bây giờ. Dư ra ít tiền, ông Cường lại đòi mua xe máy mới. Lần này thì dính vào bẫy bọn lừa đảo. Chúng dỗ ngon dỗ ngọt cho thuê xe, trả tiền tới 70.000 đồng/ngày. Nhưng chỉ được mấy ngày thì chúng mang đi "cắm". Thế là mất xe. Từ đó ông Cường ở nhà luôn, chẳng làm ăn gì. Chỉ một mình bà Vân đi làm nuôi cả nhà.

Những tiếng thở dài của bà Vân nghe não nề hơn khi chúng tôi vô tình hỏi vì sao những người hàng xóm gọi chồng bà là ông Cường "can". Lặng đi hồi lâu, bà Vân giải thích, chuyện đau lòng ngày hôm nay, cũng một phần nguyên nhân từ cái tật nghiện rượu của ông Cường. Uống hết cả can rượu một lúc, nên hàng phố gọi là ông Cường "can". "Nếu ông ấy tu chí làm ăn, không sa đà vào rượu chè thì nhà tôi giờ cũng đàng hoàng lắm chứ không phải ngôi nhà này" - bà Vân chua chát.

"Tuổi trẻ, ông ấy đã uống nhiều, về già lại càng uống nhiều hơn, thành ra nát rượu. Nhiều lúc tôi khuyên ông bớt rượu đi. Nếu ông muốn uống, tôi sẽ ngâm rượu thuốc cho ông, buổi tối trước khi đi ngủ uống 1 chén thôi, vừa đảm bảo sức khỏe, lại phòng sau này, nhà mình nghèo, nhỡ có bệnh tật thì tôi không có tiền chữa. Nhưng ông ấy bảo uống 1 chén không bõ, phải uống nhiều mới đã. Có lần ông ấy giấu rượu trong người, sáng ra tôi thấy hai cái vỏ chai. Có lúc thủ cả vào áo để uống. Hôm trước Tết Nhâm Thìn vừa rồi, ông ấy xin làm bảo vệ ở Gia Lâm. Nhưng được mấy tháng, ông ấy uống rượu nên bị người ta cho thôi việc. Lại ở nhà". Cả nhà 6 miệng ăn trông chờ vào mấy triệu tiền công làm thuê ở một quán ăn đêm của bà Vân.

"Ông Cường cứ bảo tôi rằng, ông ấy tuổi con lợn, còn thằng Nhẫn tuổi rồng là xung khắc lắm, nếu  có thằng này thì không có của. Chẳng hiểu ông ấy đi xem bói hay tự ông ấy nói thế. Tôi bảo xung khắc thì cũng là con mình, mang nặng đẻ đau, nuôi nó lớn thế này, đã không cho nó ăn học đầy đủ thì giờ phải đầu tư, tìm công ăn việc làm cho con. Nói thế nhưng ông ấy có trách nhiệm gì đâu. Con đi học cũng chỉ vợ lo.

Hồi ông ấy làm xe ôm, tôi bảo ông kết hợp đưa đón con đi học cho bố con có tình cảm. Nhưng không, ông ấy đi đón con người khác. Tôi thì vất vả sớm hôm, cứ tin chồng ở nhà thu vén trông nom con. Nhưng hóa ra mình được cái nọ thì mất cái kia. Mải đi làm kiếm tiền nên không quản được chồng con. Chồng đi chơi bời, trai gái. Từ đó mất cả chồng, con thì hỏng. Lúc chúng nó học đến lớp 7 lớp 8, cũng đã biết suy nghĩ, hiểu biết một ít ngoài đời và xã hội rồi, về thấy cảnh bố chỉ rượu chè, chơi suốt ngày, không chăm lo gì đến gia đình như vậy nên chúng nó cũng chán. Thằng Nhẫn bỏ học, rồi sinh hư từ đó".

III. Bà Vân bảo bà mải đi làm cả ngày nên ở nhà, giữa ông Cường và thằng Nhẫn mâu thuẫn thế nào, bà không được chứng kiến mà chỉ nghe kể lại. Nhưng theo bà thì cũng chỉ là những mâu thuẫn nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Đại loại như những lúc ông Cường về nhà khật khưỡng say xỉn, thằng Nhẫn thấy "ngứa mắt" liền chửi bậy. Có lúc nó dùng cả tay chân với bố.

Bà Vân đau khổ nói rằng, một bên là chồng, một bên là con, bà chỉ biết khuyên giải mà thôi. Hai bố con xung khắc nên bà phải chọn cách  vắng chồng thì nói con, con không ở nhà thì khuyên chồng.  Với ông Cường, nhiều lần bà nói rằng, nếu không chịu được con thì lúc nó hỗn láo, ông cứ  lên công an nhờ các anh ấy can thiệp giúp. Nhưng ông ấy không làm như vậy, nên thành ra trong lòng ông ấy lúc nào cũng thù oán con.

Gần đây, bà Vân phát hiện ông Cường giấu dao, búa, đục… dưới gối. Nhưng thằng Nhẫn thì không biết điều đó. Bà Vân bảo vợ chồng sống với nhau lâu rồi nên bà quá hiểu ông ấy có ý đồ gì. Có lần đi làm về, bà lén lấy những thứ ấy vứt đi. Bà bảo cũng không nghĩ đến việc trình báo, vì  không có chứng cứ gì. Nên bà chỉ  biết khuyên chồng. Bảo nếu ông giết nó thì một người chết, một người cũng tù tội. Ông Cường không nói gì.

"Tôi cố gắng hết mức để gia đình được yên ấm.  Sáng ra tôi đi chợ nấu cơm, chuẩn bị sẵn thức ăn. Ông Cường chỉ việc dắt thằng cháu đi chơi, đến trưa thì về nhà. Ông cho cháu ăn cơm xong cả nhà đi nghỉ. Chiều khoảng 3 giờ  phải đi làm, tôi lại bảo thôi ông dậy cho cháu đi chơi. Tôi nói ông ấy cứ đi chơi xa, chứ đừng về nhà sớm kẻo xảy ra va chạm với thằng Nhẫn sẽ phiền phức". Thế nhưng, mọi cố gắng của bà Vân đã tuột mất. Trong căn nhà chật chội như vậy thì chuyện va chạm khó mà tránh khỏi. Hành động đánh mắng chị dâu của thằng Nhẫn, đối với ông Cường như giọt nước tràn ly.

Bà Vân đau xót bảo, là người mẹ bị mất con, đối với bà đã chết nửa con người. Nhưng đau ở chỗ, người giết con bà lại là người chồng đầu gối tay ấp mấy chục năm trời. 

Những lời tâm sự của bà Vân khiến chúng tôi đắng lòng. Bi kịch ấy lẽ ra đã được ngăn lại, nếu như…

PV:  Trong gia đình, Nhẫn là đứa con như thế nào?

- Cháu nó còn trẻ, việc cháu nói hỗn với bố là không đúng rồi. Nhưng nó cũng là đứa biết nghĩ. Như những khi tôi đi làm về, có cái xe đạp dựng trước cửa. Nó mang khóa ra khóa xe cho mẹ. Nó bảo: Mẹ ơi, cả nhà ta có mỗi con xe này là cần câu cơm thôi. Con khóa vào không nhỡ mất thì khổ. Đêm hôm trước khi nó bị bố đánh chết, nó bảo tôi: Mẹ ơi, từ mai đi làm về mệt thì mẹ cứ nghỉ. Việc nhà đã có con dâu làm, mẹ không phải lọ mọ đêm hôm nữa. Vì nó thấy tôi nửa đêm đi làm về vẫn dọn dẹp nhà cửa đến 1-2 giờ sáng. Những lời nói của nó như vậy, tôi thấy nó cũng là đứa tình cảm.

PV: Người ta hay nói con hư tại mẹ. Bà có nghĩ như vậy? 

- Tôi không phải là người nuông chiều con. Những lúc nó hỗn láo với bố, tôi mắng nó luôn rồi khuyên con phải giữ cái đức độ, bố có là người thế nào thì vẫn là bố. Có bố có mẹ thì mới có con. Con có ngày hôm nay, có cái quần cái áo, cái xe con đi là nhờ bố mẹ. Cháu nó bảo bố mẹ đẻ ra thật nhưng bố mẹ phải làm gương cho con, phải có trách nhiệm lo cho con chứ không phải đẻ con ra rồi bỏ vơ bỏ vưởng, say xỉn, đánh cãi nhau.

Rồi nó vặn tôi, mẹ trồng cái cây thì phải chăm cái cây mới sống được. Mẹ trồng cây mà bỏ đấy thì cái cây có sống được không? Tôi không bênh cháu. Những lần nó hỗn, xô xát với bố, tôi bảo chồng là thôi mình không dạy được con thì đành phải nhờ đến luật pháp. Ông cứ lên công an mà trình báo nhờ giải quyết. Nhưng ông ấy không làm. Nên khi ông  ấy sát hại Nhẫn, tôi rất bất ngờ và uất hận vì ông ấy đã không nghe tôi.

PV: Từ hôm chồng bị bắt đến giờ, bà có đi thăm ông ấy không?

- Các cháu có đi thăm, còn tôi đang mất con như thế thì còn lòng dạ nào mà đi. Người đàn bà khi đi lấy chồng, người ta cần nhất là có đứa con, còn chồng một khi đã rượu chè, trai gái, phá phách, không chăm lo gì cho vợ con, thì sống cùng với nhau đấy mà cũng như không. Sống đấy mà khác nào đã ly dị nhau. Tôi cố gắng chịu, cũng chỉ vì hai đứa con. Để trong nhà có cái bóng dáng của người đàn ông trụ cột, cho con cái nó có bố có mẹ. Chứ sống với ông Cường, tôi cũng chẳng nhờ vả được gì.

Đến giờ phút này, dù có chán đến mấy tôi cũng phải cố chấp nhận sống chung với ông ấy để cứu hai đứa con, mong muốn rằng có bố có mẹ chúng nó sẽ sống thành người. Nhưng giờ một đứa con chết rồi, coi như tôi đã chết nửa người, còn nửa người rất mong manh. Con tôi có viết đơn xin cho bố nó thế nào thì tôi không biết, chứ tôi mệt mỏi lắm rồi, tôi chẳng nghĩ gì được nữa. Thôi thì tùy pháp luật.


ANTG
.