Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201308/29999-vuot-nua-vong-trai-dat-tra-lai-ky-vat-chien-tranh-403684/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201308/29999-vuot-nua-vong-trai-dat-tra-lai-ky-vat-chien-tranh-403684/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vượt nửa vòng trái đất trả lại kỷ vật chiến tranh - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 15/08/2013, 13:47 [GMT+7]
29999

Vượt nửa vòng trái đất trả lại kỷ vật chiến tranh

Nỗi đau chiến tranh
 
Người cựu chiến binh may mắn được nhận lại kỷ vật chiến tranh của mình sau hơn 40 năm thất lạc, do chính tay một cựu binh Mỹ trao lại là ông Nguyễn Văn Hai, 76 tuổi ở xã Công Thành, huyện Yên Thành. Ông Hai hiện đang sống cùng vợ trong ngôi nhà cấp 4, mưu sinh bằng quán tạp hóa gần tỉnh lộ. Căn bệnh suy tim độ 3, cùng với những di chứng chiến tranh trong người đã khiến sức khỏe ông giảm sút nghiêm trọng. Thế nhưng, khi nhắc lại chuyện cũ, đôi mắt ông rực sáng, nhất là lúc ông mân mê lại những kỷ vật đã thất lạc sau hơn 40 năm được cựu binh Mỹ mang trả lại.
 
Ông Nguyễn Văn Hai nhập ngũ năm 1961 và được phân vào Tiểu đoàn Độc lập, Trung đoàn Pháo binh. Sau đó, ông được chuyển qua Tiểu đoàn 11, E164, Quân khu 4 và được lệnh hành quân vào Quảng Nam - Đà Nẵng để tham gia chiến dịch Mậu Thân. Khi ấy, ông Hai đảm nhận nhiệm vụ lái xe, đi vào vùng Plêy Veng để ngăn chặn âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Chẳng may trúng bom, ông cùng 2 người thợ máy may mắn sống sót.
 
Cuộc gặp gỡ xúc động sau 40 năm
 
Trên đường trở về đơn vị, ông Hai cùng người thợ máy là Hoàng Đình Đảm, quê ở Thái Bình, bị lọt vào ổ phục kích của giặc, đồng đội của ông đã ngã xuống. Không còn cách nào khác, Nguyễn Văn Hai buộc phải vứt bỏ toàn bộ tư trang, hành lý của mình và của đồng đội để thoát thân. Sau khi bắn chết Hoàng Đình Đảm, Homer - Người lính Mỹ đã lấy toàn bộ tư trang, ba lô, giấy tờ tùy thân của 2 người làm chiến lợi phẩm.
 
Hội ngộ xúc động sau hơn 40 năm
 
Sau khi chiến tranh kết thúc, ông Nguyễn Văn Hai trở về đời thường và đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống, nên đã quên đi chuyện xảy ra trong cuộc chiến. Cho đến một ngày cuối năm 2011, khi nghe thượng tá Nguyễn Thị Tiến, lúc ấy là Phó Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4 gọi ông vào TP Vinh để nhận lại kỷ vật từ chính tay của cựu binh Mỹ Homer, người đã đối diện với ông trong khoảnh khắc sinh tử cách đây tròn 40 năm về trước, thì ký ức xưa mới sống lại. Chính từ đây, ông mới biết và hiểu hơn tấm lòng của cựu binh Mỹ đã sống trong sự ân hận, dằn vặt suốt thời gian qua.
 
Theo đó, sau khi cuộc chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam kết thúc, Homer trở về Mỹ và mang theo toàn bộ tư trang, chiến lợi phẩm, là những kỷ vật cướp được từ 2 chiến sỹ Hoàng Đình Đảm và Nguyễn Văn Hai. Thế nhưng, ký ức kinh hoàng về cuộc chiến tranh ở Việt Nam luôn ám ảnh Homer khiến ông bị trầm cảm.
 
Được sự động viên của mẹ và thông qua Hội Cựu chiến binh Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Homer đã tìm cách trả lại những kỷ vật này cho người đã từng đứng với ông, nhưng từ bên kia chiến tuyến. Những kỷ vật ấy bao gồm tấm bằng lái xe, giấy công nhận dũng sỹ diệt Mỹ và một số giấy tờ, vật dụng, tư trang khác. Sau lần sang Việt Nam vào năm 2010, Homer đã nhờ đăng tải thông tin về những kỷ vật này. Thượng tá Tiến đọc được thông tin và lần tìm ra địa chỉ của ông Nguyễn Văn Hai nên đã làm cầu nối để hai người gặp nhau.
 
Cuộc gặp gỡ xúc động diễn ra vào cuối năm 2011, tại chính ngôi nhà của bà Tiến ở TP Vinh (Nghệ An). “Sáng hôm đó, tôi được gặp một người Mỹ cao to, ông ta ôm chầm lấy tôi và khóc nức nở, miệng không ngớt nói lời xin lỗi. Sau này tôi mới biết, đó chính là Homer, người đã lấy đi toàn bộ tư trang, giấy tờ của tôi”, ông Hai kể lại. Đó thực sự là một bất ngờ lớn, bởi trước đó, ông Hai hoàn toàn không biết chuyện này, chị Tiến cũng giấu ông, không nói rõ mục đích ban đầu mà chỉ mời ông vào TP Vinh chơi.
 
Chia sẻ về cảm nghĩ của mình, ông Hai cho biết, ban đầu ông vốn không có thiện cảm với người Mỹ, đặc biệt là với những người cựu binh đã tham gia cuộc chiến tại Việt Nam. Nhưng qua cuộc trò chuyện với Homer, thấy ông ấy khóc rất nhiều, ông Hai mới hiểu ra và có cái nhìn cảm thông sâu sắc. Hóa ra, Homer cũng như nhiều lính Mỹ khác, họ bị buộc phải tham gia chiến tranh, bị ép buộc làm những điều mà lương tâm họ không hề muốn, thậm chí là không biết mình đang làm gì.
 
Homer cũng chỉ là lính đánh thuê, xuất thân từ nông dân, sang Việt Nam cầm súng, Homer để lại quê nhà người mẹ già đau yếu. Để rồi, ông ấy phải trả giá bằng 40 năm sống trong day dứt, ân hận về những điều mình đã gây ra cho đất nước và con người Việt Nam. Gặp lại nhau, Homer đã khóc và xin lỗi, ông Hai rộng lượng nói lời tha thứ.
 
Xúc động hơn nữa là từ cuộc gặp gỡ ấy, 2 người lính từng là đối thủ của nhau ở hai chiến tuyến đã chụm đầu vào nhau để cùng vẽ lại sơ đồ của trận đánh không cân sức, theo yêu cầu của thượng tá Hoàng Thị Tiến để giúp tìm mộ liệt sỹ Hoàng Đình Đảm, đồng đội của ông Nguyễn Văn Hai. Từ những chi tiết về địa điểm chiếc xe bị đốt cháy và nhiều chi tiết khác được vẽ bằng hồi ức, thật lạ kỳ là sau đó đã tìm thấy mộ của liệt sỹ Đảm để đưa về với gia đình. Sau cuộc gặp với ông Hai, cựu binh Mỹ Homer cũng đến tận nhà của gia đình để tạ lỗi và trả lại các kỷ vật đã giữ gìn suốt 40 năm qua.

Thiện Thành
.