Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201312/gan-100-trieu-dong-dau-tu-cua-dan-bi-quen-427185/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201312/gan-100-trieu-dong-dau-tu-cua-dan-bi-quen-427185/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Gần 100 triệu đồng đầu tư của dân bị 'quên' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 12/12/2013, 08:08 [GMT+7]

Gần 100 triệu đồng đầu tư của dân bị 'quên'

(Congannghean.vn)-Để có điện thắp sáng, 67 hộ dân thuộc khối 5, thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) phải tự bỏ ra gần 100 triệu đồng kéo điện về tận nhà. Vậy nhưng, chỉ 3 tháng sau, toàn bộ hệ thống này bị ông Chủ tịch UBND thị trấn bàn giao cho Điện lực không thông qua dân và cũng không nhắc gì đến hoàn trả vốn. 

Tiền dân, ngành điện hưởng
 
Ngày 20/6/2009, cụm dân cư khối 5 ký Hợp đồng số 06 về việc "Thi công hệ thống cấp điện, lưới điện hạ thế 2 cụm dân cư thị trấn Tân Kỳ" giữa ông Nguyễn Hữu Thu - Bí thư Chi bộ khối 5 và ông Nguyễn Minh Hồng - Trưởng chi nhánh Điện lực Tân Kỳ. Ngày 1/8/2009, toàn bộ  đường dây cáp điện chính, 6 cột bê tông chữ A, 67 công tơ điện và hệ thống đo đếm hoàn toàn mới, hoàn thành với tổng quyết toán 98.183.000 đồng. Ngoài ra, để có điện về tận nhà, các gia đình còn phải tự bỏ tiền kéo đường dây "xương cá", mỗi hộ từ 500.000 - 1.200.000 đồng.
 
Hệ thống này vừa được đưa vào sử dụng 3 tháng thì ngày 2/11/2009, ông Nguyễn Công Ngọ - Chủ tịch UBND thị trấn Tân Kỳ đã lập biên bản "Xác định giá trị còn lại tài sản lưới điện nông thôn, tiếp nhận để thực hiện bán điện đến tận hộ dân" bàn giao cho ông Trịnh Phương Trâm - Giám đốc Công ty Điện lực 1 Nghệ An và ông Nguyễn Minh Hồng - Giám đốc chi nhánh điện Tân Kỳ quản lý. Trong biên bản ghi rõ: "Giá trị lưới điện còn lại thực tế 73.931.000 đồng, nguồn vốn do dân tự đóng góp".
 
Việc bàn giao này nhân dân khối 5 không biết, ông Thu, người đại diện dân ký Hợp đồng xây dựng lưới điện không được dự bàn giao. Các hạng mục thống kê cũng chưa chính xác như: Dây mới đầu tư năm 1999 nhưng biên bản ghi năm 1993, toàn bộ hệ thống đo đếm không được nhắc đến, tổng đường dây "xương cá" 948 m mới bị đánh giá chỉ còn… 10% giá trị.
 
Ông Lực trước hồ sơ vụ việc
Ông Lực trước hồ sơ vụ việc
Mọi việc cứ thế trôi đi, mãi đến năm 2012, khi ngành Điện lực đầu tư hoàn tất toàn bộ hệ thống điện tại gia trên khu vực thị trấn, trực tiếp khai thác bán điện đến từng hộ và các nơi khác được hoàn trả vốn thì dân khối 5 mới ngã ngửa. Từ đó đến nay, Ban cán sự xóm cùng nhân dân gặp từ Điện lực đến UBND thị trấn rồi thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, nhưng bên này chỉ về bên kia, không ai chịu trách nhiệm trong việc hoàn trả vốn cho dân.
 
Gặp chúng tôi, bà con vô cùng bức xúc. Ông Trần Văn Lực - Khối trưởng khối 5 cho biết: "Khi xây dựng lưới điện, chúng tôi được phía Điện lực Tân Kỳ tư vấn: Cứ bỏ tiền ra lắp đặt đường dây để có điện dùng, sau này, nếu bàn giao cho Điện lực thì sẽ được hoàn vốn. Toàn khối chúng tôi có 104 hộ chỉ có 67 hộ bỏ tiền ra làm đường dây chính, còn các hộ khác nghiễm nhiên được Điện lực đấu điện vào đường dây chúng tôi, đưa về tận nhà mà không phải bỏ bất cứ một thứ kinh phí nào.
 
Mang theo thắc mắc này đến gặp ông Phan Văn Hà - Giám đốc chi nhánh điện Tân Kỳ, ông cho biết: "Tôi mới về nhận bàn giao tháng 8/2013, ông Ngọ và ông Hồng hiện đều chuyển công tác. Đường dây lưới điện hạ áp nông thôn của 67 hộ dân khối 5 được bàn giao cho ngành điện quản lý theo hình thức tăng, giảm vốn (tăng vốn ngành điện, giảm vốn của cá nhân, tổ chức). Biên bản bàn giao dựa trên sự thỏa thuận của bên giao và bên nhận thời điểm đó nên bây giờ ngành điện được quản lý, khai thác. Tôi cũng vừa nhận được đơn của công dân, đang nghiên cứu xử lý".
 
Vi phạm thủ tục bàn giao
 
Ngày 12/2/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 21 về giá bán điện năm 2009 - 2010 - 2012, trong đó Khoản 2, Điều 4 nêu rõ: "Các tổ chức điện nông thôn bàn giao cho Điện lực tiếp nhận đầu tư nâng cấp bán điện trực tiếp đến người dân nông thôn". Với quy định này, người dân được hưởng lợi là dùng điện giá gốc, không phải thông qua đấu thầu, ngành điện thì buôn tận gốc, bán tận ngọn, không mất phí dịch vụ cho các tổ chức bậc thang. Muốn vậy, ngành điện phải bỏ toàn bộ chi phí lắp đặt, sửa chữa để đưa điện đến từng hộ gia đình là lẽ đương nhiên. Không có bất cứ lý do gì mà người bán hàng lại buộc người mua phải bỏ… chi phí ra để mình sản xuất rồi quay lại bắt mua.
 
Thông tư liên tịch số 06/2010/BCT-BTC ngày 3/2/2010 của Bộ Công thương và Bộ Tài chính "Hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn" trong Chương I, Điều 3 "Trách nhiệm bên giao, bên nhận" nêu rõ: "Bên giao cùng bên nhận thực hiện kiểm kê, đánh giá giá trị còn lại của lưới điện hạ áp nông thôn. Thông báo công khai cho dân và các bên liên quan biết phần vốn vay, vốn huy động, vốn đầu tư…, đồng thời có trách nhiệm hoàn trả vốn cho dân và các bên liên quan". Vậy mà, ông Nguyễn Hữu Thu, người đại diện hợp pháp cho 67 hộ dân trong Hợp đồng xây lắp lại không được mời dự bàn giao.
 
Họ chỉ gọi ông Thái Văn Hạnh, thành viên ban điện khối 5 đến ký biên bản và theo ông Hạnh: "Chỉ được phổ biến bàn giao về mặt kỹ thuật, khối lượng quy ra tiền để ngành điện quản lý theo chủ trương của Nhà nước". Còn ông Nguyễn Công Ngọ thì thanh minh: "Thời điểm đó, chúng tôi tìm mọi cách để người dân được sử dụng điện, chứ không nghĩ mọi việc lại như thế này".
 
Chương III, Điều 7, Khoản 2 Thông tư liên tịch 06 quy định: "Đối với vốn của các tổ chức, cá nhân thì bên nhận phải hoàn trả theo thực tế của tài sản bàn giao…". Vậy, không thể vì những người ký nhận trước đây đã chuyển công tác mà không ai đứng ra chịu trách nhiệm. Đề nghị Điện lực Nghệ An chỉ đạo giải quyết rõ ràng, minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.
.

Đình Lộc