Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201405/chuyen-ve-nguoi-ban-tu-chung-buong-biet-giam-voi-chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-479690/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201405/chuyen-ve-nguoi-ban-tu-chung-buong-biet-giam-voi-chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-479690/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chuyện về người bạn tù chung buồng biệt giam với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 02/05/2014, 07:56 [GMT+7]

Chuyện về người bạn tù chung buồng biệt giam với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

(Congannghean.vn)-Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng bị địch bắt, tù đày tại nhà lao Biên Hòa và nhà tù Phú Quốc. Trong số những người tù chính trị cùng chung buồng giam với nguyên thủ Quốc gia lúc bấy giờ, ông Phạm Văn Sang (SN 1947) hiện trú làng Phượng, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp) là một trong số những người còn vẹn nguyên ký ức những ngày gông xiềng nơi ngục tối. Sau này, kể cả khi đã là nguyên thủ Quốc gia, đồng chí Trương Tấn Sang vẫn giữ liên lạc thường xuyên với những người bạn tù của mình, gửi thư động viên, thăm hỏi và chia sẻ cuộc sống bằng những ngôn ngữ rất bình dị, gần gũi.
 
Chuyện người cựu tù Phú Quốc
 
Trong những ngày cả nước đang tưng bừng hướng tới kỷ niệm 39 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, chúng tôi ngược miền tây về huyện miền núi Quỳ Hợp để tìm gặp cựu chiến binh Phạm Văn Sang - cựu tù Phú Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau cuộc chiến, ông trở về đời thường với thương tật 1/4, chân và tay bị ảnh hưởng từ bom đạn chiến tranh nên đi lại rất khó khăn. Và trong căn nhà cấp 4 tồi tàn ở làng Phượng chẳng có gì quý giá ngoài tấm ảnh được phóng to ghi lại khoảnh khắc ông bắt tay rất thân thiết với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sở dĩ, ông bảo đó là thứ quý giá bởi đã lâu lắm rồi, phải ngót 25 năm sau ngày đất nước thống nhất, ông mới gặp lại người đồng đội, bạn tù cũ trong hai nhà lao Biên Hòa và Phú Quốc. Bức ảnh chụp năm 2001, khi ông và Chủ tịch nước gặp lại nhau trong cuộc hội ngộ cựu tù Phú Quốc tại tỉnh Vĩnh Phúc. Đoạn, ông Phạm Văn Sang còn đưa cho tôi xem những bút tích, lá thư thăm hỏi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi cho ông sau khi đất nước đã hòa bình. Cũng từ đây, trong ký ức của ông Phạm Văn Sang, những câu chuyện của một thời trai trẻ về đương kim Chủ tịch nước cứ thế hiện về, rõ mồn một như mới xảy ra ngày hôm qua vậy.
 
Ông Phạm Văn Sang - cựu tù Phú Quốc
Ông Phạm Văn Sang - cựu tù Phú Quốc
Ông Phạm Văn Sang lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Năm 20 tuổi, ông tham gia quân ngũ, phiên chế về đơn vị Tiểu đoàn 9, Đơn vị 304. Sau khi dự Đại hội thi đua yêu nước và dưỡng thương trở về, ông Sang được điều động bổ sung đến Trung đoàn bộ binh 27 Triệu Hải (Sư đoàn 390, Bộ Tư lệnh Quân khu 4). Từ đây, ông đã cùng đơn vị tham gia các trận đánh ác liệt tại các tuyến lửa ở Quảng Bình, Quảng Trị và đặc biệt là tại các cứ điểm nóng bỏng ở Quảng Trị như Khe Sanh, Làng Vây, Tà Cơn… khiến địch căng thẳng đến mức phải kêu lên “Sống ở Khe Sanh khác gì bị kết án tử hình ngồi trên ghế điện”. Tháng 10/1969, trong một trận chiến không cân sức tại đường 9 Nam Lào, Phạm Văn Sang cùng một số chiến sĩ khác đã bị bắt. Ông bị giam giữ một thời gian ở nhà lao Đà Nẵng, sau khi không khai thác được thông tin gì, chúng đã chuyển ông vào nhà lao Biên Hòa. Và tại đây, ông đã may mắn được gặp Trương Tấn Sang, vị nguyên thủ Quốc gia của đất nước sau này.
 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước khi bị địch bắt tù đày, xuất thân là thầy giáo dạy môn Lịch sử tại Trường Trung học tư thục Tri Tân, huyện Đức Hòa (Long An). Do nặng lòng trước cảnh đất nước bị bóc lột nên đã tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1966, là Tổ trưởng thanh niên, xây dựng cơ sở mật trong sinh viên, học sinh (PK2), sau đó được kết nạp Đảng, làm Bí thư Đoàn thanh niên, phụ trách Đội võ trang mật thị trấn Đức Hòa. Đến năm 1969 thì đồng chí Trương Tấn Sang bị bắt và đưa đến nhà tù Biên Hòa để giam giữ.
 
Chí khí chiến đấu trong ngục tối
Xác nhận cùng chung buồng giam của đồng chí Trương Tấn Sang
Xác nhận cùng chung buồng giam của đồng chí Trương Tấn Sang
 
Tại nhà lao Biên Hòa cũng như nhà lao Phú Quốc, ông Phạm Văn Sang được may mắn chung buồng giam với người tù trí thức Trương Tấn Sang. Tại nhà lao Biên Hòa, tổ chức của Đảng trong nhà lao đã bố trí cho đồng chí Trương Tấn Sang làm nhiệm vụ của một anh nuôi, chuyên nấu ăn phục vụ các chiến sĩ tù đày. Thực chất, mục đích của sự phân công này là để ngày ngày anh Tư Sang ra cổng nghe ngóng tình hình để về báo cáo lại cho lãnh đạo, Đảng ủy nhà lao các tình huống diễn ra bên ngoài, vì Tư Sang biết tiếng Anh. Được một thời gian, lính chiêu hồi đã khai ra sự thật nên các tù binh đã bị tách ra, bị đánh đập dã man, sau đó được đưa vào phòng biệt giam 22, khu A, nhà giam Biên Hòa.
 
Theo ông Phạm Văn Sang, lúc bấy giờ ký ức về người bạn tù Trương Tấn Sang của mình là một người nhỏ con nhưng cương nghị và kiên trung. Có những thời điểm, Tư Sang bị địch tra tấn dã man, chúng đã đánh anh đến nỗi bị thương rất nặng ở đầu, gần như bất tỉnh. Tuy nhiên, anh chỉ khai nhận mình là chiến sĩ, không hề khai thêm bất cứ điều gì nên địch đã không khai thác được thông tin gì từ anh và cũng không biết thêm thông tin gì về lực lượng quân giải phóng miền Nam. Khí tiết của anh Sang khiến nhiều bạn tù rất khâm phục. “Lúc ấy, đồng chí Trương Tấn Sang luôn động viên anh em bạn tù phải nêu cao khí tiết và giữ vững ý chí chiến đấu. Đồng thời phải biết nhường nhịn nhau”, ông Phạm Văn Sang nhớ lại. Sau đó, cả ông Phạm Văn Sang và anh Tư Sang cùng bị đày ra Phú Quốc, ở chung khu nhà giam 11 được khoảng 30 ngày thì bắt đầu phân chia ra tù chính trị phía nam và tù chính trị phía bắc, nhằm chia cắt nhau nên hai người đã không được ở cùng nhau. Đến tháng 3/1973, tất cả tù Phú Quốc đều được trao trả sau Hiệp định Paris 1973.
 
Ngày 20/11/1996, đồng chí Trương Tấn Sang khi ấy đang giữ chức vụ Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã gửi thư về cho ông Phạm Văn Sang. Thư viết: “Ông bạn Phạm Văn Sang thân mến! Mình đã nhận được thư của ông bạn rồi. Hôm rồi mình có về thăm quê Bác nhân dịp ra Hà Nội họp Quốc hội. Rất tiếc, không nhớ kỹ địa chỉ nhà của ông bạn nên không ghé vào thăm được. Xin cho gửi lời hỏi thăm cả nhà mạnh khỏe nhé.
 
Ông Phạm Văn Sang trong một lần hội ngộ với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Ông Phạm Văn Sang trong một lần hội ngộ với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
 
Lần sau biên thư nhớ ghi kỹ một chút địa chỉ nhà của bạn nhé”. Tiếp đó, ngày 19/2/2000, đồng chí Trương Tấn Sang với cương vị là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã có bút phê xác nhận: “Đồng chí Phạm Văn Sang bị địch giam giữ chung tại khu 22, nhà A, nhà lao Biên Hòa. Sau cuộc đấu tranh chống địch năm 1972 và tiếp sau đó, địch đưa nhiều đồng chí ta ra đảo Phú Quốc, tôi cùng bị giam chung với đồng chí Phạm Văn Sang tại khu A11, nhà lao Phú Quốc từ cuối năm 1972 đến đầu năm 1973. Tại nhà lao Biên Hòa và Phú Quốc, đồng chí Phạm Văn Sang là một trong những người đấu tranh dũng cảm, được nhiều anh em trong tù mến phục mặc dù đồng chí là một thương binh nặng”.
 
Sau khi được trao trả trở về, cựu tù Phạm Văn Sang bị liệt nửa người, phải điều trị dưỡng thương và sau rất nhiều nỗ lực, ông mới đi lại được, dù không hoàn toàn như người bình thường. Trở về sau chiến tranh, ông tham gia nhiệt tình các hoạt động tại địa phương như Chủ nhiệm Hợp tác xã Nghĩa Hưng; Xóm trưởng xóm Phượng, xã Nghĩa Xuân và hiện nay là Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh xã kiêm Ủy viên Ban chấp hành Hội chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày huyện Quỳ Hợp. Mặc dù ốm đau, bệnh tật và bận bịu với cơm áo gạo tiền nhưng ông Phạm Văn Sang vẫn luôn dành cho người bạn tù, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang một tấm lòng yêu quý và khâm phục. Ông bảo, từ những ngày còn chịu cảnh gông xiềng với nhau, ông đã rất khâm phục ý chí, nghị lực của anh Tư Sang. Đến hôm nay, trong thời bình, thấy đồng chí Trương Tấn Sang thành đạt nhưng vẫn dành thời gian cho bạn bè, những người đồng đội, đồng chí, ông càng thêm mến phục, kính nể.
.

Thiện Thành