Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201408/cuu-binh-lap-xuong-day-nghe-mien-phi-tao-viec-lam-cho-nhieu-lao-dong-ngheo-515905/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201408/cuu-binh-lap-xuong-day-nghe-mien-phi-tao-viec-lam-cho-nhieu-lao-dong-ngheo-515905/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cựu binh lập xưởng, dạy nghề miễn phí, tạo việc làm cho nhiều lao động nghèo - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 01/08/2014, 08:36 [GMT+7]

Cựu binh lập xưởng, dạy nghề miễn phí, tạo việc làm cho nhiều lao động nghèo

(Congannghean.vn)-Là bộ đội xuất ngũ, suốt ngày quần quật với đồng ruộng nhưng cái đói cái nghèo vẫn cứ bám riết lấy gia đình ông. Không cam chịu đói nghèo, bằng nghị lực vượt khó của người lính Cụ Hồ, ông đã tìm tòi học hỏi rồi mở xưởng sản xuất thảm lau chân. Không chỉ vậy, ông còn dạy nghề cho nhiều người, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Đó là cựu binh Nguyễn Thanh Tùng (SN 1954) trú xóm 11, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu.
 
Cựu binh dám nghĩ, dám làm
 
Ông Tùng cho biết, năm 1971, ông đi bộ đội ở chiến trường Quảng Trị, đến năm 1975 thì chuyển ra miền Bắc và đến năm 1986 thì xuất ngũ về quê tham gia sản xuất.
 
Ông bà sinh được 4 người con, trong đó có người con út là Nguyễn Thị Thỏa (SN 1995) có lẽ do bị phơi nhiễm chất độc dioxin từ bố nên sinh ra không được bình thường. Em bị dị dạng, thiểu năng trí tuệ, có lớn nhưng không có khôn và hiện giờ cũng không làm được việc gì cả.
 
Các con thì ngày một lớn dần, lại thêm con út mang bệnh tật khiến gia đình thêm kiệt quệ sau bao lần chạy chữa thuốc men. Phần ông sau bao năm đi bộ đội trở về sức khỏe cũng giảm sút đi nhiều, đau ốm thường xuyên. Vợ chồng cố gắng làm lụng quần quật nhưng đói nghèo vẫn cứ đám riết lấy gia đình. Không chịu khuất phục trước khó khăn, số phận, ông tự mày mò rồi học hỏi nhiều nơi và tập tành làm thảm lau chân để bán nhằm cải thiện thu nhập cho gia đình. Từ ngày đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ với việc tạo khuôn hình cho sản phẩm, may, cắt…, đến nay không chỉ ông mà các thành viên trong gia đình đều có thể làm một cách thành thạo các sản phẩm, lại tranh thủ được những lúc công việc nhàn rỗi nên tăng thêm thu nhập cho gia đình.
 
Ông Tùng đang sản xuất những tấm thảm lau
Ông Tùng đang sản xuất những tấm thảm lau
 
Dạy nghề miễn phí, tạo việc làm cho lao động nghèo
 
Nói về việc dạy nghề miễn phí cho nhiều người cũng như giúp họ có việc làm ổn định, tạo thêm thu nhập cho gia đình, ông Tùng cho biết: “Lúc đầu tôi cũng không nghĩ là sẽ tổ chức dạy nghề cho mọi người, vì bản thân mình chỉ muốn kiếm việc để làm thêm tăng thu nhập cho gia đình. Nhưng sau thấy nhu cầu của con em địa phương muốn học việc nhiều, trong đó có nhiều người là con em của các thương, bệnh binh trong làng, xã cũng như các xã khác tìm đến xin học, nên tôi tổ chức dạy cho các cháu miễn phí”.
 
Từ lúc bắt đầu vào nghề cho đến nay, xưởng sản xuất đã đi vào hoạt động được 4 năm. Ông Tùng đã truyền nghề cho khoảng 50 người trong độ tuổi chủ yếu từ 20 - 25 tuổi, trong đó nhiều người là con em của các thương, bệnh binh trong vùng cũng như các xã, huyện lân cận, với thu nhập bình quân mỗi người từ 1.500.000 - 2.000.000 đồng người/tháng. Giờ người làm chậm khoảng 30 phút mới hoàn thành một tấm thảm lau chân, người làm nhanh chỉ mất 10 phút. Thay vì phải đi lại để làm ở nhà ông, giờ đa số mọi người đều lấy nguyên liệu từ ông rồi đem về gia đình để làm, sau đó ông tổ chức gom sản phẩm rồi trả tiền công theo số lượng. Người làm vừa không mất thời gian đi lại, vừa tranh thủ được lúc nhàn rỗi để làm việc nên năng suất cũng cao hơn.
 
Từ những ngày đầu còn sản xuất nhỏ lẻ, lại gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm nguồn tiêu thụ, đến nay sản phẩm của ông đã được nhiều đại lý lớn ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa… nhận đặt hàng nên thu nhập ổn định hơn, tạo công việc ổn định cho nhiều lao động.
 
Mới đây, nhờ sự giúp đỡ của Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh Nghệ An, hỗ trợ cho 40 triệu đồng, ông Tùng đã xây dựng cơ sở sản xuất khang trang hơn để tiện cho việc dạy nghề cho những người có nhu cầu đến học, cũng như cho những người muốn làm việc ngay tại xưởng nếu ở nhà không có máy khâu.
 
Với những thành tích đã đạt được cũng như những đóng góp sức mình cho xã hội, cuối năm 2013, ông Tùng vinh dự được đi dự Đại hội Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh.
 
.

Đức Chung