Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201411/nguoi-thuong-binh-vac-tu-va-hang-tong-560918/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201411/nguoi-thuong-binh-vac-tu-va-hang-tong-560918/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Người thương binh 'vác tù và hàng tổng' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 20/11/2014, 08:02 [GMT+7]

Người thương binh 'vác tù và hàng tổng'

(Congannghean.vn)-Ở xóm Phong Phú, xã Hưng Hòa, TP Vinh, nhắc đến thương binh 1/4 Lê Văn Thuyết, ai cũng biết với những lời giới thiệu thân tình, cởi mở như người thân của chính gia đình họ vậy. Bao năm nay, người dân ở đây không chỉ biết ông, một chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt tù đày, mà còn được xem như người “vác tù và hàng tổng” trong việc dân, việc xóm và cả việc của đồng đội mình.
 
Từng là chiến sĩ rồi Đại đội trưởng, tham gia chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972, tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975, ông Lê Văn Thuyết đã bị thương nặng ở Quảng Trị năm 1972. Bị địch bắt, ông vẫn tìm cách trốn rồi trở về tiếp tục tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam năm 1975. Sau đó, ông được chuyển về Đoàn 200, QK4 an dưỡng.
Người cựu tù cách mạng kể lại câu chuyện thời hoa lửa  với phóng viên
Người cựu tù cách mạng kể lại câu chuyện thời hoa lửa với phóng viên
Ngày trở về, gia đình mới biết tin ông còn sống. Suốt gần 4 năm ròng rã (1972 - 1975), mọi tin tức qua lại không còn nữa, khi gia đình đã nhận được giấy báo tử. Chỉ đến khi nghe tin ông đang điều trị ở Đoàn 200, thân sinh của ông là cụ Lê Văn Viện đã tìm đến rồi quyết định đưa con mình về quê để gia đình chăm sóc. Ngày đoàn tụ trong vui mừng giữa tình cảm người thân, làng xóm. Và, hạnh phúc hơn cả khi biết người bạn đời của mình bây giờ, bà Trần Thị Loan vẫn giữ nguyên lời thề hẹn ước trước ngày người yêu lên đường ra chiến trận.
 
Sau khi xây dựng gia đình, phát huy phẩm chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, Lê Văn Thuyết tích cực tham gia phong trào đoàn thể địa phương, từ kế toán, Ban kiểm soát HTX rồi đến bây giờ, người dân xóm Phong Phú vẫn “bắt” ông phải làm xóm trưởng. Hiện nay, người cựu tù cách mạng, thương binh Lê Văn Thuyết tuổi đã ngoài 70, có 5 người con đã yên bề gia thất, 10 cháu nội, ngoại nhưng giọng nói vẫn hào sảng, trí nhớ vẫn minh mẫn. Khi tiếp xúc với người dân, điều mà chúng tôi ghi nhận được từ phẩm chất của người thương binh Lê Văn Thuyết là tấm lòng nhiệt huyết, luôn sẵn sàng hy sinh cái riêng vì tập thể, vì người nghèo ở quê. 
 
Đó là vào năm 2008, khi có chủ trương vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của TP Vinh, để giúp bà con đầu tư mở rộng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đào ao nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi cho thu nhập cao, với cương vị là xóm trưởng, ông Thuyết đã lấy bìa đất của mình cho HTX mượn để thế chấp. Thời kỳ ấy, trong HTX hiếm người có bìa đất để thế chấp ngân hàng, nên ông quyết định “cắm” bìa đất của mình để HTX vay 600 triệu từ Ngân hàng Chính sách, nhường cho bà con lấy vốn đầu tư sản xuất. Từ nguồn vốn ấy, 22 xã viên, tùy theo nhu cầu cần vay đã mở rộng sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi đất canh tác. Đến bây giờ, các hộ được vay vốn từ việc cầm cố bìa đất của xóm trưởng Lê Văn Thuyết đã dần thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
 
“Trong xóm chúng tôi hiện nay có 258 hộ thì có khoảng 40 hộ giàu, chỉ còn lại 2 trường hợp thuộc diện hộ nghèo. Những năm trước, ở đây đồng ruộng bỏ hoang, chua mặn nhưng bây giờ, nhờ mạnh dạn chuyển đổi ruộng đất sang hướng canh tác mới, hiệu quả kinh tế đã nâng lên rõ rệt”, ông Thuyết cho biết. Và, điều chúng tôi thấy mến phục là tuy tuổi đã cao, người dân ở đây vẫn không cho ông nghỉ chức xóm trưởng. Hàng ngày, ông vẫn chăm chỉ với công việc của mình cho việc làng, việc xóm. 
 
Cũng qua tiếp xúc, trò chuyện, chúng tôi còn biết thương binh Lê Văn Thuyết là người đã nhiều năm sẵn sàng gác lại ruộng nương để cùng các gia đình liệt sĩ ở khắp mọi nơi khoác ba lô trở lại chiến trường xưa để tìm hài cốt đồng đội. Với ông, công việc ấy, dù là thời chiến hay thời bình, còn sức thì mình phải sống cho trọn tình, trọn nghĩa.
.

Ngọc Thái