Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201411/phong-chong-hivaids-can-co-cach-tuyen-truyen-sat-thuc-hieu-qua-562649/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201411/phong-chong-hivaids-can-co-cach-tuyen-truyen-sat-thuc-hieu-qua-562649/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần có cách tuyên truyền sát thực, hiệu quả - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 25/11/2014, 08:20 [GMT+7]
Phòng, chống HIV/AIDS

Cần có cách tuyên truyền sát thực, hiệu quả

(Congannghean.vn)-HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ đang được cộng đồng phòng, chống nhằm ngăn chặn, đẩy lùi. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thực tế hiện nay cần có cách tuyên truyền sao cho sát thực nhằm tránh sự kỳ thị đối với người mắc căn bệnh này.

Cần có hình thức tuyên truyền hợp lý nhằm mang lại  hiệu quả trong công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay
Cần có hình thức tuyên truyền hợp lý nhằm mang lại hiệu quả trong công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay
 
“Kẻ thù giấu mặt”
 
HIV/AIDS - hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, là căn bệnh mà trong vài thập niên trở lại đây, nhân loại xem nó là đại dịch cần phải ngăn chặn. Khi mắc phải căn bệnh này sẽ khiến cho sức khỏe con người bị suy giảm, dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho xã hội như tinh thần làm việc, việc duy trì giống nòi sẽ bị lụi tàn. Nó được ví như “kẻ thù giấu mặt” đang dần giết mòn nhân loại trong tương lai. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới đang chung tay, chung sức ngăn chặn đại dịch này. 
 
Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An, tính từ trường hợp đầu tiên phát hiện dương tính với HIV vào năm 1996 thì đến thời điểm 30/9/2014, trên địa bàn đã phát hiện 7.582 người nhiễm căn bệnh này. Điều đáng nói là HIV/AIDS đã “gieo bệnh” ở hầu hết 21/21 huyện, thành, thị của Nghệ An. Toàn tỉnh có 480 xã, phường, thị trấn thì có tới 417 đơn vị có người nhiễm HIV/AIDS. Tính đến thời điểm cuối tháng 9, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 2.617 người tử vong vì HIV/ADIS. Địa phương có nhiều người mắc căn bệnh này tập trung chủ yếu ở TP Vinh và các huyện miền núi như Tương Dương, Quỳ Châu, Quế Phong. Những con số nói trên đã ở mức báo động đối với các cấp, ngành cũng như mọi tổ chức xã hội.
 
Một điều đáng quan tâm nữa đó là ngoài việc người nhiễm HIV/AIDS là nam giới hiện nay với tỉ lệ khá cao (84,6%) thì độ tuổi người mắc căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê, lứa tuổi thanh, thiếu niên có lối sống buông thả, chơi bời, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của xã hội dễ mắc bệnh cao. Tệ nạn nghiện ma túy, mại dâm là những căn nguyên, con đường dẫn đến nhiễm HIV/AIDS ngắn nhất. 
 
Tuyên truyền sao cho hiệu quả?
 
Đã có một thời, khi HIV/AIDS trở thành đại dịch khiến cả xã hội lo lắng, xem người mắc căn bệnh này là những đối tượng cực kỳ nguy hiểm, cần tránh xa mọi lúc, mọi nơi. Chưa kể, những người chẳng may dương tính với HIV sẽ bị chính người thân trong gia đình xa lánh, cộng đồng dân cư có cái nhìn ghẻ lạnh. Vì vậy, đã khiến không ít người chẳng may bị nhiễm HIV rơi vào bi kịch, sống tách biệt với bên ngoài, luôn thu mình trong thế giới riêng. Hoặc họ tự mặc cảm với số phận để “trả thù” đời bằng những việc làm hết sức nguy hiểm. Thậm chí, những người đang mang trong mình căn bệnh này luôn có tâm lý tự ti, coi cuộc đời của mình chẳng có gì để mà mất nên thường rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc…
 
Cũng có một thời gian dài, khi số người mắc phải căn bệnh này lên tới mức báo động, các cơ quan chức năng lại ra sức tuyên truyền bằng những hình ảnh nơi công cộng theo kiểu “đầu lâu xương chéo”. Nghĩa là, chúng ta xem HIV/AIDS như một căn bệnh cần tránh xa. Điều này vô hình chung là việc đối xử với người nhiễm căn bệnh này cần phải có chừng mực và tốt nhất nên xa lánh. Với kiểu tuyên truyền như vậy khiến người nhiễm HIV phải sống biệt lập với cộng đồng xã hội. Vậy, tuyên truyền làm sao để người chẳng may đã nhiễm HIV/AIDS có cái nhìn tích cực hơn và không rơi vào tâm lý tự ti trong xã hội?
 
Theo ông Nguyễn Văn Trịnh, Phó Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An thì hiện nay, cộng đồng xã hội cần có cách tuyên truyền về căn bệnh này sao cho hợp lý. Ông Trịnh cho biết, trong thời gian qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền đúng cách, đúng đối tượng nên khoảng cách giữa người nhiễm và cộng đồng xã hội đã không còn sự kỳ thị như trước nữa. “Các panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu… không còn là hình ảnh kiểu “đầu lâu xương chéo”.
 
Thay vào đó, Trung tâm đã phối hợp với các tổ chức xã hội đưa những hình ảnh thiện cảm để xã hội có cái nhìn khác với căn bệnh này. Người chẳng may mắc phải HIV chưa hẳn đã chấm hết cuộc đời của mình. Họ có thể sống tốt, thậm chí kéo dài sự sống nếu được phát hiện kịp thời và điều trị sớm bằng thuốc ARV (loại thuốc làm chậm sự phát triển của virus HIV trong cơ thể), người bệnh có thể lao động, làm việc bình thường.
 
Thời gian qua, Trung tâm đã hình thành mạng lưới nhân viên, là những người đồng đẳng để tiếp cận cộng đồng nhằm giúp họ có kỹ năng sống tốt hơn, cùng giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. Hiện tại, đơn vị đã xây dựng được 9 phòng khám ngoại trú ở các địa phương trọng điểm, sắp tới sẽ phủ kín trên địa bàn toàn tỉnh”, ông Trịnh cho hay.
.

Ngọc Thái

.