Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201702/phu-nu-mang-thai-khong-nen-an-cam-thao-722497/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201702/phu-nu-mang-thai-khong-nen-an-cam-thao-722497/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phụ nữ mang thai không nên ăn cam thảo - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 10/02/2017, 15:50 [GMT+7]

Phụ nữ mang thai không nên ăn cam thảo

Nghiên cứu mới tại Phần Lan tìm thấy trong quá trình mang thai nếu ăn quá nhiều cam thảo đen có thể ảnh hưởng đến não của trẻ. Trẻ có mẹ ăn cam thảo trong khi mang thai có chỉ số IQ thấp hơn so với những đứa trẻ có mẹ ăn ít hoặc không ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, những bé gái được sinh ra từ các bà mẹ có tiêu thụ lượng lớn cam thảo trong thời kỳ mang thai thì sớm dậy thì hơn so với những bé gái có mẹ ăn ít hoặc không có cam thảo.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Katri Räikkönen - Giáo sư tâm lý học tại Đại học Helsinki tại Phần Lan, cho biết: "Những phát hiện này cho thấy, phụ nữ mang thai cần biết lượng tiêu thụ cam thảo và các thực phẩm khác có chứa glycyrrhizin (hóa chất được tìm thấy trong cam thảo) có thể có hại cho phát triển của trẻ”.

Tuy nhiên, một số tổ chức y tế không cảnh báo chống lại cam thảo hoặc lượng glycyrrhizin trong khi mang thai. Nhưng trong năm 2016, Viện Quốc gia về Y tế và Phúc lợi ở Phần Lan thêm cam thảo là thành phần “không nên” cho phụ nữ mang thai.

Trong nghiên cứu, phụ nữ mang thai đã thông báo lượng cam thảo họ ăn trong giai đoạn thai kỳ của mình. Dựa vào thông tin này, các nhà nghiên cứu đã tính toán bao nhiêu mg hợp chất glycyrrhizin mà họ ăn mỗi tuần. Phần lớn các bà mẹ (75%) giảm ở nhóm tiếp xúc từ không đến thấp, có nghĩa là họ ăn ít hơn 250 milligram/ tuần. 11% các bà mẹ ăn lượng cam thảo cao nhất: hơn 500 mg glycyrrhizin/ tuần, các nhà nghiên cứu tìm thấy (500mg glycyrrhizin bằng 250 gram).

Trong nghiên cứu có 451 bà mẹ có con ở độ tuổi từ 10 đến 12. Trong số những đứa trẻ này, gần 330 đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ ăn ít hoặc không ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai và 51 được sinh ra từ các bà mẹ ăn nhiều cam thảo trong khi mang thai. Những bé gái có mẹ ăn nhiều cam thảo trong thời kỳ mang thai thường dậy thì sớm hơn so với các bé gái có mẹ ăn ít hoặc không có cam thảo, các nhà nghiên cứu tìm thấy. Ngoài ra, những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ ăn nhiều cam thảo trong thời kỳ mang thai có chỉ số IQ trung bình thấp hơn 7 điểm so với những đứa trẻ sinh từ các bà mẹ ăn ít hoặc không ăn cam thảo.

Trong cơ thể, glycyrrhizin hoạt động qua enzyme giúp bảo vệ thai nhi từ mức cao của hormone cortisol được gọi là hormone stress. Mức độ cao của hormone cortisol có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Cortisol là một loại hooc môn corticosteroid (corticosteroid là một loại hooc môn loại steroid - tức là loại hợp chất hữu cơ tự nhiên được tổng hợp bởi các tuyến nội tiết trong cơ thể) được sản sinh bởi bộ phận tên là Zona fasciculata trên vỏ thượng thận (thuộc tuyến thượng thận).

Thông thường, enzyme này hoạt động bằng cách chuyển đổi hormone cortisol, gọi là cortisone, trước khi nó đi qua nhau thai vào thai nhi. Trong một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trước đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra lượng rất thấp của glycyrrhizin hiệu quả chặn enzyme này, cho phép cortisol chảy qua nhau thai.

.

Theo Vista

.