Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201709/kho-khan-trong-giao-dat-cho-nguoi-dan-tai-dinh-cu-o-huyen-que-phong-757807/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201709/kho-khan-trong-giao-dat-cho-nguoi-dan-tai-dinh-cu-o-huyen-que-phong-757807/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Khó khăn trong giao đất cho người dân tái định cư ở huyện Quế Phong - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 19/09/2017, 07:49 [GMT+7]

Khó khăn trong giao đất cho người dân tái định cư ở huyện Quế Phong

(Congannghean.vn)-Gần 10 năm trước, để hình thành nên công trình thủy điện Hủa Na bước đầu có đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quế Phong nói riêng và vùng miền Tây nói chung như hôm nay, đã có hàng nghìn hộ dân thuộc các xã Đồng Văn, Thông Thụ nhường nhà, nhường đất để di dân, tái định cư (TĐC). Cuộc sống của người dân trên vùng đất mới đang từng bước đi vào ổn định và có nhiều đổi thay.

Tuy nhiên, quá trình TĐC đã nảy sinh nhiều bất cập, nhất là việc giao đất, cấp đất còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau nhiều năm sinh sống ở các điểm tái định cư, người dân còn khó khăn về đất sản xuất và đất rừng (Trong ảnh: Một điểm dân cư Khu tái định cư xã Thông Thụ, huyện Quế Phong)
Sau nhiều năm sinh sống ở các điểm tái định cư, người dân còn khó khăn về đất sản xuất và đất rừng (Trong ảnh: Một điểm dân cư Khu tái định cư xã Thông Thụ, huyện Quế Phong)

Vướng trong giao đất, chuyển đổi đất

Theo báo cáo của UBND huyện Quế Phong, tính đến ngày 14/9/2017, huyện đã giao đất thực tế về đất ở và đất vườn liền kề cho 878/878 hộ tái định cư theo dự án, với diện tích 97,97 ha (có 16 hộ không nhận lô đất ở do dự án giao, mà tự san nền làm nhà ở trong điểm TĐC). Cơ quan chuyên môn của huyện cũng đã thẩm định và trình ký 557 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 557 hộ dân của 8 điểm TĐC, gồm: Piêng Cu, Xốp Cọ - Nậm Niên, Huôi Siu - Huôi Lạn, Khủn Na, Huôi Chà Là, Huôi Duộc - Huôi Man, Nậm Nui - Nậm Ke, Huôi Sai với tổng diện tích 36,40 ha.

Đối với đất sản xuất nông nghiệp và trồng cây hoa màu hàng năm đã giao cho 876 hộ dân của 13 điểm tái định cư, với diện tích 983,8 ha. Đến nay, đã lập hồ sơ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất được 566 hộ của 8 điểm TĐC với tổng diện tích 630,76 ha; đất ruộng lúa nước đã giao đất thực địa được 32,0 ha cho 467 hộ của 10 điểm TĐC.

Riêng với đất lâm nghiệp đã giao cho 614 hộ dân với tổng diện tích 2.136,16 ha của 9 điểm TĐC, gồm: Piêng Cu, Xốp Cọ - Nậm Niên, Huôi Siu - Huôi Lạn, Khủn Na, Huôi Chà Là, Huôi Duộc - Huôi Man, Nậm Nui - Nậm Ke, Huôi Sai, Huôi Lướm; lập hồ sơ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất được 194 hộ dân tại 4 điểm gồm Khủn Na, Huôi Duộc - Huôi Man, Nậm Nui - Nậm Ke, Huôi Chà Là với tổng diện tích là 660,06 ha; còn lại 4 điểm TĐC thuộc xã Thông Thụ đang được đơn vị tư vấn lập phương án và tổ chức giao đất ngoài thực địa.

Theo ông Lang Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện, để xây dựng công trình Thuỷ điện Hủa Na, UBND tỉnh đã ban hành 4 quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác, trong đó có 2 quyết định chuyển đổi 1.300,32 ha để xây dựng các điểm TĐC.

Tuy nhiên, trong quá trình giám sát giao đất ngoài thực địa, đã phát hiện trên diện tích đất nông nghiệp đã chuyển đổi có 222 ha là diện tích rừng tự nhiên (trong đó xã Thông Thụ 4 điểm với trên 81 ha; xã Đồng Văn 4 điểm với 85,79 ha và xã Tiền Phong 2 điểm với 54 ha). Theo quy định, diện tích này thuộc đối tượng không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, không được chuyển đổi sang đất sản xuất, không được chặt phá, tận thu lâm sản.

Ngoài ra, mặc dù đến nay huyện đã giao đất thực địa xong cho 13/13 điểm TĐC nhưng còn điểm TĐC Huôi Đừa có 16 hộ của bản Huôi Đừa và bản Ăng vẫn chưa được nhận bàn giao sử dụng đất để canh tác sản xuất. Bên cạnh đó, tại điểm TĐC Na Lướm ở bản Phú Lâm, người dân chưa đồng thuận nhận đất tại thực địa theo vị trí quy hoạch giao đất lâm nghiệp của điểm TĐC đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Riêng đất phục hóa, qua kết quả đo đạc hiện trạng diện tích ruộng hiện có tại 8 điểm TĐC thì có 5 điểm TĐC (Huôi Lướm, Na Lướm, Pù Sai Cáng, Huôi Sai, Nậm Nui - Nậm Ke) còn thiếu diện tích đất ruộng để giao theo chỉ tiêu 200 m2/khẩu (diện tích thiếu khoảng hơn 9,4 ha). Do diện tích ruộng bị lầy sụt, bị san lấp làm khu dân cư hoặc thiếu nguồn nước, không thể phục hóa được nên khi giao đất người dân không nhận.

Người dân xã Đồng Văn chuẩn bị cây giống trước mùa trồng rừng
Người dân xã Đồng Văn chuẩn bị cây giống trước mùa trồng rừng

Sớm giao đất để người dân phát triển từ lâm nghiêp

Theo tìm hiểu của phóng viên, để giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong thủ tục việc giao đất, chuyển đổi đất, thời gian qua, UBND huyện chỉ đạo 3 tổ công tác của huyện tiếp tục kiểm tra, rà soát tham mưu phương án giải quyết dứt điểm. Đó là tăng cường chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã Tiền Phong, Đồng Văn, Thông Thụ phối hợp tốt với các ban, ngành liên quan đối thoại với người dân để giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác giao đất, khai hoang, phục hóa.

Riêng các điểm TĐC chưa giao đất thực địa xong, huyện chỉ đạo Ban quản lý dự án TĐC cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở để giám sát, đôn đốc đơn vị tư vấn lập hoàn thiện phương án chia đất, giải quyết dứt điểm những nội dung thuộc thẩm quyền. Ngoài ra, với các điểm TĐC đã giao đất thực địa xong, huyện đôn đốc các đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ để chuyển cho Văn phòng ĐKQSDĐ thẩm định cấp giấy chứng nhận.

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã có nhiều buổi làm việc với các bên liên quan để giải quyết và thống nhất tạm dừng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, tiến hành rà soát giao lại cho người dân khoanh nuôi, bảo vệ. Về vấn đề này, đại diện các Sở NN&PTNT và TN&MT nêu quan điểm, để người dân được hưởng lợi nhiều nhất từ diện tích đất nói trên thì sẽ tiến hành giao đất tự nhiên chứ không phải giao đất lâm nghiệp. Thực hiện được như vậy, người dân sẽ được hưởng đầy đủ các chính sách, chế độ như hỗ trợ chăn nuôi, trồng rừng và vay vốn. Đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn thiếu, huyện sẽ tiếp tục tìm kiếm, rà soát diện tích tại các khu vực hợp lý để vận động người dân nhận đất với hạn mức giao đất thay thế.

Ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, trước những khó khăn, vướng mắc liên quan đến quá trình giao đất cho đồng bào TĐC, qua các lần làm việc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh với UBND huyện và chủ đầu tư đã thống nhất tinh thần vừa đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, vừa tìm ra các giải pháp phù hợp để đảm bảo ổn định đời sống người dân tái định cư.

Mới đây, ngày 25/8, trong buổi kiểm tra thực địa và làm việc với các bên liên quan, đồng chí Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kết luận: Giao UBND huyện phối hợp với các Sở NN&PTNT, TN&MT, các cơ quan liên quan triển khai lập hồ sơ, thủ tục chuyển diện tích 222 ha sang đất lâm nghiệp và tiến hành thủ tục giao đất gắn với giao rừng, cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân TĐC để khoanh nuôi, bảo vệ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định; đồng thời, các bên phối hợp với chủ đầu tư là Công ty CP Thủy điện Hủa Na hoàn thành các thủ tục khảo sát, lập phương án giao đất nông nghiệp thay thế cho người dân tại các điểm TĐC.

Bên cạnh đó, cần khảo sát, xây dựng đề án sử dụng hiệu quả quỹ đất địa phương để sớm đưa vào khai thác, sử dụng đất trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp bền vững, trước mắt chỉ đạo Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hoạt xây dựng đề án “Phục hồi cây bản địa, trồng cây dược liệu dưới tán rừng” để tạo sinh kế bền vững, vừa bảo vệ rừng, vừa giúp đồng bào sống được từ rừng để xóa đói giảm nghèo.

.

Xuân Thống

.