Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201812/tranh-cai-xung-quanh-chien-dich-keu-goi-ban-hanh-luat-cam-nao-pha-thai-828886/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201812/tranh-cai-xung-quanh-chien-dich-keu-goi-ban-hanh-luat-cam-nao-pha-thai-828886/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tranh cãi xung quanh chiến dịch kêu gọi ban hành Luật Cấm nạo phá thai - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 13/12/2018, 14:31 [GMT+7]

Tranh cãi xung quanh chiến dịch kêu gọi ban hành Luật Cấm nạo phá thai

Những ngày qua, đoạn video về một chiến dịch mang tên "Mẹ ơi! Đừng giết con" đang được chia sẻ trên mạng xã hội cùng những ý kiến, quan điểm trái chiều. Đây là chiến dịch phát đi lời kêu gọi 100.000 chữ ký để kiến nghị Quốc hội xem xét xây dựng và ban hành "Luật cấm nạo phá thai" tại Việt Nam, mà theo những nhà sáng lập là "nhằm cứu lấy 300.000 thai nhi vô tội mỗi năm".
Chiến dịch nhận được sự ủng hộ của hơn 35 nghìn người. Ảnh Nhật Thy
Chiến dịch nhận được sự ủng hộ của hơn 35 nghìn người. Ảnh Nhật Thy
Đoạn video cùng thông tin chiến dịch nhanh chóng trở thành tâm điểm với gần 400.000 lượt xem, gần 3.000 chia sẻ cùng hàng trăm bình luận trái chiều của dư luận.
 
Hai chàng trai Lê Hoàng Thạch (sinh năm 1988, TP.HCM) và Lê Huỳnh Hà (sinh năm 1990, Phú Yên) là 2 người sáng lập chiến dịch.
 
Trong clip, hai chàng trai đưa ra các dẫn chứng tại sao việc ban hành lệnh cấm là quan trọng và cần thiết: Số lượng nạo phá thai tại Việt Nam cao thứ 3 thế giới, đây là một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ cần phải được chấm dứt ngay lập tức;  với số lượng bào thai bị tước quyền sinh ra như hiện nay sẽ làm đất nước thiếu hụt dân số trầm trọng trong tương lai; sức khoẻ sinh sản của phụ nữ sẽ giảm sút thậm chí biến chứng vô sinh, tử vong nếu phá thai, chưa kể nỗi đau tinh thần sẽ theo họ suốt cuộc đời;  Luật sẽ mang lại một quyền cho phụ nữ được yêu cầu nam giới dùng biện pháp tránh thai khi quan hệ để ngăn chặn việc mang thai ngoài ý muốn từ đó dẫn đến việc phá thai, nếu nam giới từ bỏ trách nhiệm với bào thai sẽ phải chịu án phạt và bồi thường; Truyền thống nhân ái và đạo đức của người Việt Nam ta từ xưa đã đề cao việc bảo vệ sinh mạng, do đó, việc nạo phá thai là hành động vô nhân đạo, không thể để nó tiếp diễn; Trên thế giới đã có nhiều nước áp dụng lệnh cấm và các nước khác cũng đang xem xét luật này, đây là hành động bảo vệ lợi ích người dân và lợi ích quốc gia vô cùng thực tế và cần thiết.
 
Bên cạnh 35.512 chữ ký ủng hộ đến thời điểm hiện tại, chiến dịch lại vướng phải nhiều tranh cãi. Ngoài sự ủng hộ, chia sẻ, không ít người cho rằng việc làm của hai chàng trai là bộc phát, khó được Quốc hội thông qua.
 
Một số luật sư cho rằng, chiến dịch do 2 chàng trai trẻ khởi xướng là chiến dịch nhân văn và cần lan rộng. Tuy nhiên, nếu xét về nhiều mặt của xã hội, không thể cấm hoàn toàn việc nạo phá thai được.
 
Ngoài ra, theo nhiều ý kiến, chiến dịch còn khá nhiều kẽ hở như cụ thể về những đề nghị trong "Luật phòng chống nạo phá thai". Cũng như các vấn đề liên quan như trẻ bị dị tật, thai yếu, lý do ngoài ý muốn.
 
Bên cạnh những người ủng hộ là nhiều ý kiến phản đối thậm chí kêu gọi tẩy chay chiến dịch. Lý do đưa ra là từ cách đặt tên chiến dịch, nhiều người nhận định đây là hành vi tàn nhẫn nhắm vào phụ nữ. Chiến dịch có tên "Mẹ ơi đừng giết con" chỉ đề cập đến mẹ mà không nhắc tới người cha trong khi để sinh ra một đứa trẻ cần cả hai bên. 
 
Và thế nào là “giết”. Bào thai dưới 12 tuần tuổi còn rất nhỏ (dài khoảng 2-5 cm, một số thậm chí chỉ nhỏ bằng hạt đậu, không khác gì một tế bào), trong tiếng anh đó gọi là fetus. Fetus không có khả năng cảm nhận đau đớn hay cảm xúc, nhất là dưới 12 tuần tuổi. Việc coi phá thai là "giết" là một sự đánh tráo khái niệm rất lớn. Đó là hành động công kích bằng cách đặt tên "Mẹ ơi! đừng giết con" trong khi bào thai chưa có cảm thụ, cảm xúc lên những người phụ nữ là nạn nhân của bạo hành, hiếp dâm, nghèo đói, thiếu giáo dục, biến họ thành người tội lỗi. Bên cạnh đó, việc những người phát động chiến dịch sử dụng hình ảnh của trẻ em kêu gọi “Mẹ ơi! đừng giết con” cũng bị coi là phản cảm.
 
Nhiều người đồng tình người ý kiến: "Sinh con là cả một sự vất vả nguy hiểm khi vượt cạn. Gánh nặng về kinh tế, tài chính khi họ phải lo cho con. Bạn không lo cho họ nên không có quyền cấm". 
 
Có ý kiến còn thể hiện sự khó hiểu, tại sao người phát động chiến dịch lại là 2 thanh niên, những người không bao giờ hiểu được cảm giác đau đớn vượt cạn của một người phụ nữ. Hơn thế nữa, việc tạo ra một đứa bé là chuyện của hai người, tại sao tên chiến dịch chỉ nhắm vào người phụ nữ? Đây là một thái độ trọng nam khinh nữ, đổ hết tội lỗi và trách nhiệm lên phái yếu.
 
Tại Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Dân số năm 2003 được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP, nghiêm cấm loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.
 
Ngoài ra, theo mục 7 về Phá thai an toàn tại Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản", tất cả các hành vi phá thai trên 22 tuần và phá thai do lựa chọn giới tính đều là vi phạm pháp luật, bị nghiêm cấm. Pháp luật chỉ cho phép phá thai từ 22 tuần tuổi trở xuống và phải đáp ứng những điều kiện sức khỏe, kỹ thuật, trang thiết bị… theo quy định chi tiết tại Quyết định 4620/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
 
Như vậy, việc nạo phá thai vẫn được pháp luật Việt Nam đồng ý theo nguyện vọng của người phụ nữ, nhưng nghiêm cấm phá thai vì giới tính của thai nhi.
 
Nhật Thy
.

Nguồn: Tiengchuong.vn

.