Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201901/nhung-loai-cay-kich-doc-832234/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201901/nhung-loai-cay-kich-doc-832234/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Những loại cây kịch độc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 02/01/2019, 16:24 [GMT+7]

Những loại cây kịch độc

Con người cũng gặp phải nguy hiểm từ một số loài thực vật. Nếu như bạn cho rằng cây nắp ấm quá nhỏ để nuốt chửng mình thì bạn đúng, nhưng mặt khác độc của nó sẽ làm bạn rơi vào trạng thái hôn mê. Đừng nghĩ rằng cây to mới nguy hiểm cho bạn. Thực tế là thực vật có độc nguy hiểm hơn nhiều. Sau đây là những loại cây độc thực sự có khả năng giết chết bạn và chúng còn là những loại cây rất đỗi bình thường mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu.

Manchineel

Manchineel
Manchineel

Đây là một loài thực vật cực độc, chỉ cần đứng gần thôi chứ chưa cần chạm vào bạn đã có nguy cơ bị nhiễm độc rồi. Loài cây này mọc trên khắp Florida, Trung Mỹ và vùng Caribe. Nếu hít phải mùn cưa hoặc khói của cây này trong phạm vi 9,1m có thể dẫn đến một loạt biểu hiện khó chịu như viêm thanh quản, ho, viêm phế quản. Một báo cáo chỉ ra rằng chỉ đơn giản là bị hứng nước mưa từ cây cũng có thể dẫn đến phát ban và ngứa. Tệ hại hơn nữa, độc của cây còn có thể làm tổn hại đến xe của bạn vì nhựa cây có thể làm hỏng lớp sơn của xe.

Tiếp xúc với loại cây này thật sự là một thảm họa. Nhựa từ những cành gẫy sẽ gây đau đớn cho da và mắt. Nếu nuốt phải quả của nó thì miệng bạn sẽ bị phồng rộp, họng vị sưng lên và sau đó là các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng, dẫn đến một cái chết đau đớn. Độc tố gây hại là hippormane A và B, chúng có mặt trong tất cả các phần của cây

Manchineel đôi khi mọc ở gần các bãi biển. Chúng có tên theo tiếngTây Ban Nha là “manzanilla de la muert”, có nghĩa là “quả táo nhỏ của thần chết”. Tất cả các cây Manchineel đều được đánh dấu X màu đỏ to đùng trên thân cây để giúp người dân địa phương tránh được nguy hiểm.

Jimsonweed

Jimsonweed
Jimsonweed

Jimsonweed là cây cà độc với những chiếc lá nhọn và quả cũng có gai nhọn. Những chiếc lá của chúng có mùi rất khó chịu và các cành cây có màu đỏ tím. Cây cao từ 0,9 đến 1,2 mét. Quả của cây này đặc biệt độc, chúng màu xanh lá, dài khoảng 5cm, có gai nhọn. Ngay cả cánh hoa và mật hoa cũng có chất độc. Loại độc trong cây này là atropine và scopolamine.

Con người nhanh chóng phát hiện ra đặc tính của Jimsonweed vì chúng phát triển trên khắp Canada, Mỹ và Caribe. Loài cây này rất phát triển ở Jamestown, nơi mà một số người dân thuộc địa đã sai lầm khi cho chúng vào thực đơn ăn tối năm 1607. Họ đã gặp phải những điều tệ hại, giãn đồng tử, nhịp tim tăng vọt, ảo giác, mê sảng, hành vi hung hăng và có thể hôn mê hoặc co giật.

Loại cây này còn liên quan mật thiết đến nghệ thuật hắc ám, những phù thủy làm phép bởi thuộc tính gây mê sảng của nó. Đối với hầu hết mọi người thì đây là một loài cây độc hại và nên tránh xa.

Cây phụ tử

Ấu tàu
Ấu tàu

Cây phụ tử (Aconitum napellus) còn được gọi là cây Thầy Tu vì đầu của hoa giống như đầu nhà tu hành. Hẳn những fan của Harry Potter sẽ nhớ đến chi tiết giáo sư Snape hỏi Harry về hai cái tên này. Loài cây này chứa độc tố aconitine gây nguy hiểm cho những ai ăn phải thậm chí là chạm vào nó. Ai bị ngộ độc thường có triệu trứng tiết nhiều nước bọt, nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác ngứa ran trong da, huyết áp và tim bất thường, hôn mê và đôi khi tử vong.

Nó còn được đặt cho những cái tên dữ dằn khác như "bả sói", "mũ quỷ" hay "nữ hoàng độc dược".

Loại cây này cao từ 0,6 đến 1,8 mét, có những chùm hoa màu xanh hoặc trắng ở ngọn. Tất cả các phần của cây đều chứa độc aconitine. Cả rễ và lá cây ấu tàu đều chứa độc tố thần kinh có thể hấp thụ qua da. Trong quá khứ, cây phụ tử đã từng được sử dụng để đầu độc người và đầu độc vật. Các nhà khoa học của Đức Quốc xã đã dùng loại cây này như một loại vũ khí sinh học. Các mục đồng thời Hy Lạp cổ đại tẩm độc cây vào mũi tên để săn sói.

White Snakeroot

White Snakeroot
White Snakeroot

Có nhiều loại cây chữa rắn cắn khác nhau, trong bài này nó là một thành viên thuộc họ cúc ở Bắc Mỹ, có hoa màu trắng rất đẹp, với các bộ phận (đặc biệt là phần cành và lá) đều chứa chất tremetol - một loại ancol không bão hòa, công thức hóa học C16H22O3 - có thể gây ngộ độc nghiêm trọng ở người và gia súc. Khi các con vật ăn phải White Snakeroot (Eupatorium rugosum), độc tố trong cây sẽ được tích tụ dần trong thịt và sữa của chúng; và khi thịt, sữa đã nhiễm độc này được đưa vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, độc tố cũng theo đó được chuyển sang cơ thể người gây ngộ độc tremetol (thường được gọi là milk sickness) với các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.

Mặc dù rất hiếm gặp ngày nay nhưng trúng độc tremetol đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn nạn nhân vào những năm đầu thế kỷ 19, trong đó phải kể đến cái chết khi mới ở độ tuổi 34 của bà Nancy Hanks Lincoln, tức mẹ của Abraham Lincoln - tổng thống Hoa Kỳ.

Thủy tùng

Thủy tùng
Thủy tùng

Thủy tùng English Yew (Taxus baccata) có độc tính rất mạnh, nó là loại cây thường được trồng ở các nghĩa địa, nhà thờ ở Anh. Một số học giả tin rằng truyền thống này bắt đầu khi những người theo đạo Kitô đầu tiên kết hợp một số loại cây vào lễ giáo tâm linh của họ. Ngày nay loài cây này không những là biểu tượng của cái chết mà còn là sự bất tử của linh hồn.

Thủy tùng thường cao 18,3 đến 21,3 mét, tuy sống nhiều nhất ở Anh nhưng ở miền nam Hoa Kỳ cũng xuất hiện loại cây này. Thành phần độc trong cây là alkaloids taxine, nó có ở tất cả mọi bộ phận trừ lớp vỏ ngoài của hạt. Độc có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, khô miệng, giãn đồng tử, suy nhược, nhịp tim bất thường và dẫn đến tử vong.

Mặc dù là loài cực độc có hại nhưng thủy tùng được sử dụng cho nhiều mục đích sản xuất. Gỗ của nó rất có giá trị và dùng để sản xuất làm cung tên vào thời kì đồ đá mới. Sau đó, thế kỉ 10, người Anglo-Sanxons đã dùng quả thủy tùng là một nguyên liệu để điều trị “bệnh nước elf” (sởi hoặc thủy đậu). Gần đây các nhà nghiên cứu đã dùng thủy tùng cho các chất kháng u mạnh. Ngoài ra cây còn để chiết xuất sản xuất ra thuốc paclitaxol và Taxol - những loại thuốc làm chậm sự phát triển của ung thư buồng trứng, vú, phổi.

Ngò tây khổng lồ (Heracleum mantegazzianum)

Ngò tây khổng lồ
Ngò tây khổng lồ

Ngò tây khổng lồ gây độc cho các loài động vật theo hình thức quang độc tính. Hóa chất do cây tiết ra khi tiếp xúc với da và phản ứng với ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng.

Về mặt lý thuyết, các cây sinh ra độc tố để tự vệ, chống lại côn trùng và các vi sinh vật cũng gây hại. Một số loài cây "thân thiện" như cà rốt, cần tây và chanh cũng có thể làm rộp da trong những điều kiện nhất định.

Hoa và lá cây thầu dầu (Ricinus communis)

Hoa và lá cây thầu dầu
Hoa và lá cây thầu dầu

Một trong những loài cây không nên nếm thử là cây thầu dầu (tên khoa học là Ricinus communis). Đây là loài cây bụi được ưa trồng làm cảnh trong vườn bởi lá cây có nhiều màu từ xanh đến tím, hình thù giống lá cọ và hạt có đầu nhọn trông rất khác biệt.

Hạt thầu dầu
Hạt thầu dầu

Dầu thầu dầu, thường được dùng để rửa ruột khẩn cấp, được chiết xuất từ loại hạt này. Tuy nhiên, trong hạt có chứa chất ricin cực độc.

Sau khi chiết xuất phần dầu có dược tính nhuận tràng, phần bã còn lại của hạt thầu dầu chứa một hỗn hợp chất độc cực mạnh.

Chất ricin gây chết người bởi nó can thiệp vào quá trình trao đổi chất của tế bào cần thiết để duy trì sự sống. Chu trình sản sinh các protein cần thiết bị cản trở khiến tế bào bị chết đi. Nạn nhân có thể nôn mửa, tiêu chảy và co giật một tuần trước khi chết vì suy tạng.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể trồng thầu dầu trong vườn mà không lo bị ngộ độc. Vỏ ngoài của hạt thầu dầu khá cứng. Nếu chẳng may nuốt nguyên cả hạt, nó sẽ đi qua hệ tiêu hóa mà không gây nguy hiểm gì. Người lớn phải nhai và nuốt 5 hạt thầu dầu mới đủ liều gây tử vong, nhưng với trẻ em thì một hạt là đủ. Chất ricin nguy hiểm nhất khi ở dạng tinh chất và bị tiêm vào người.

Rosary Pea

Cây Rosary Pea
Cây Rosary Pea. Các hạt trong quả này chứa nhiều abrin, chất độc này có thể ức chế tổng hợp protein quan trọng.

Còn được gọi là Eye Crab's Eye, cây này có nguồn gốc từ Indonesia, và quả mọng của nó giống như chuỗi tràng hạt. Các hạt trong quả này chứa nhiều abrin, hoạt động bằng cách xâm nhập vào các tế bào của cơ thể để ức chế tổng hợp protein quan trọng.

Không có thuốc giải độc cho abrin và điều trớ trêu là hạt giống trong quả này được sử dụng làm trang sức trên toàn thế giới.

Belladonna

Cây Belladonna
Cây Belladonna chứa các chất ancaloit độc hại.

Belladonna có nguồn gốc từ Bắc Phi, châu Âu và Tây Á. Nó chứa các chất ancaloit độc hại. Ăn khoảng 2-5 quả cây này là gây chết người, hoặc đơn giản là ăn một lá. Nó gây ra một loạt các triệu chứng kỳ quái, nhưng nguy hiểm nhất là sự gián đoạn hơi thở, nhịp tim, đổ mồ hôi. Trớ trêu thay, chất độc này đã được sử dụng với số lượng nhỏ hơn nhiều cho mục đích y học.

Doll’s Eyes

Cây Doll's Eyes
Cây Doll's Eyes. Chất độc của cây này có thể gây suy tim.

Có nguồn gốc từ phía bắc của vùng Bắc Mỹ. Các quả mọng của cây Doll’s Eyes (trông giống như mắt búp bê) gây ra nhiều cái chết cho trẻ em, vì chúng có vị ngọt. Sau khi ăn vào, chất độc trong quả hoạt động gần như tức thời gây suy tim, sớm gây ngừng tim.

.

TH