Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201904/lanh-dao-hanh-dong-thoi--848677/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201904/lanh-dao-hanh-dong-thoi--848677/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Lãnh đạo – hành động thời @ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 11/04/2019, 08:16 [GMT+7]

Lãnh đạo – hành động thời @

Báo chí trong bối cảnh mạng Facebook phát triển chóng mặt luôn có sự cộng hưởng biện chứng. Chính sự cộng hưởng này đã tạo ra những “cơn bão” truyền thông (nhiều người gọi là khủng hoảng truyền thông) hết sức ghê gớm. Người lãnh đạo trong bối cảnh đó rõ ràng không thể chỉ nắm bắt, chỉ đạo xử lý thông tin theo cách truyền thống.
 
Từ Thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng đến bí thư, chủ tịch các tỉnh - thành, quận - huyện, lãnh đạo các sở, ngành..., việc nắm bắt thông tin, chỉ đạo xử lý thông tin đều phải theo guồng quay của thời công nghệ số, đó là nhanh nhạy, kịp thời. 
 
Hẳn rằng, cứ theo tư duy truyền thống: cấp dưới nắm tình hình, tổng hợp, báo cáo văn bản, trình cấp có thẩm quyền chỉnh sửa để báo cáo lãnh đạo; rồi lãnh đạo lại đọc, nghiên cứu, họp đi họp lại lấy ý kiến, cân nhắc nên xử lý như thế nào... 
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo làm rõ, xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực trong giáo dục, bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em...
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo làm rõ, xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực trong giáo dục, bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em...
Quy trình đó kéo dài ít thì dăm bảy ngày, nhiều thì hàng tháng. Với những sự kiện “bão truyền thông” như hiện nay, quy trình đó rõ ràng đã lỗi thời.
 
Một hiện tượng, vụ việc tiêu cực trong xã hội, sau khi đưa lên báo chí hoặc mạng Facebook, blog, YouTube..., có thể trở thành làn sóng lan tỏa dữ dội. Trong bối cảnh hàng triệu người dùng mạng xã hội ào ạt “ném đá” theo một chiều mà người tung clip, hình ảnh, sự kiện đưa ra, điều dư luận chờ đợi chính là tiếng nói, sự phản ứng và hành động xác thực của cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết. Nếu chậm trễ, mọi việc sẽ trở nên tồi tệ rất khó lường. 
 
Vậy, sự phản ứng, hành động của cơ quan tham mưu và người lãnh đạo hiện nay ra sao? Đây là một lát cắt, một góc nhìn cho thấy sự phản ứng đã bắt nhịp với đủ tính năng của khái niệm “nhanh nhạy, kịp thời”. 
 
Chẳng hạn, những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3, khi xảy ra vụ việc một nhóm học sinh đánh bạn tại Trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), ngay lập tức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo làm rõ, xử lý nghiêm. Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên giao các ngành chức năng, trong đó có Công an tỉnh vào cuộc với tinh thần kết luận sớm nhất sai phạm của tập thể, cá nhân, ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, học sinh. 
 
Và ngay tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 2-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo ở một số địa phương như tại Hưng Yên, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng phải được xử lý nghiêm để làm gương, giữ kỷ cương phép nước. 
 
Thủ tướng chỉ đạo xử lý theo Nghị định 80/2017/NĐ-CP về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; làm rõ trách nhiệm của các địa phương về quản lý giáo dục-đào tạo đối với các vi phạm này.
 
Bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em, hai vấn đề nóng bỏng xảy ra liên tiếp trong những tuần qua. Ngày 3-4, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh ký thông báo chỉ đạo Công an TP Đà Nẵng chủ động phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh xác minh, thông tin kịp thời về vụ người đàn ông có dấu hiệu dâm ô trẻ em trong thang máy tại TP Hồ Chí Minh. 
 
Sở dĩ chính quyền TP Đà Nẵng chủ động đề nghị Công an TP vào cuộc sớm bởi thông tin trên báo chí và mạng xã hội tạo nên làn sóng phản ứng mạnh, gây bất bình trong dư luận; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của thành phố, của con người, cán bộ, đảng viên thành phố. 
 
Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) TP Đà Nẵng cũng đã có văn bản tham mưu Chủ tịch UBND TP sớm chỉ đạo để xử lý khủng hoảng thông tin. Đáng chú ý, cả hai văn bản chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng và Sở TTTT đều được thực hiện ngay trong sáng 3-4, tức chỉ sau ít giờ khi có clip vụ dâm ô trẻ em tại thang máy liên quan đến ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng. 
 
Qua rà soát tại thời điểm 10h sáng 3-4, Sở TTTT đã phát hiện có 135 lượt đề cập và hơn 500.000 lượt lan tỏa trên mạng xã hội Facebook, trong đó có hơn 24 tài khoản Facebook đăng tải, chia sẻ thông tin sự việc, thu hút hàng chục ngàn lượt tương tác, bình luận và chia sẻ. Con số này tiếp tục tăng đột biến sau đó. 
 
Ngay trong ngày, đại diện lãnh đạo Viện KSND Tối cao khẳng định với báo chí: “Quan điểm của lãnh đạo Viện là nếu xác định có hành vi như vậy, dứt khoát phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Đối với cán bộ đã nghỉ hưu như ông Nguyễn Hữu Linh phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Viện không bao giờ bao che cho các cán bộ, kiểm sát viên đương chức nếu có hành vi vi phạm pháp luật. Đối với trường hợp của ông Linh, dù đã nghỉ hưu nhưng cũng không ngoại lệ trong việc xử lý”.
 
Trước những vụ việc hết sức phức tạp nói trên, ngày 3-4, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có văn bản chỉ đạo, yêu cầu công an các đơn vị, địa phương tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý, giảm tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. 
 
Văn bản của đồng chí Bộ trưởng nêu rõ, qua báo cáo của công an các đơn vị, địa phương, phản ánh của báo chí và theo dõi, chỉ đạo của Bộ Công an cho thấy, mặc dù lực lượng công an và các ngành, các cấp đã tăng cường phối hợp phòng ngừa, phát hiện, điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em nhưng hiệu quả còn hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xảy ra một số vụ việc nghiêm trọng, phức tạp ở nhiều địa phương như bạo lực học đường, hiếp dâm, dâm ô, xâm hại tình dục trẻ em... 
 
Trong 8 nội dung chỉ đạo, Bộ trưởng yêu cầu, công an các đơn vị, địa phương tổ chức điều tra cơ bản, nắm tình hình, khảo sát, đánh giá, xác định diện trẻ em thường bị bạo lực, xâm hại; diện đối tượng có hành vi xâm hại và bạo lực; xác định các hành vi bạo lực, xâm hại có nguyên nhân từ bản thân các em, gia đình, nhà trường, xã hội để tuyên truyền, thông báo cảnh giác phòng tránh; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xác minh, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em. 
 
“Tiếp nhận kịp thời tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; khẩn trương xác minh, điều tra, truy tìm, bảo vệ nạn nhân. Tổ chức các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, phối hợp viện kiểm sát và tòa án các cấp truy tố, xét xử nghiêm minh một số vụ án trọng điểm để răn đe, phòng ngừa chung” - văn bản chỉ đạo nêu rõ.
 
Văn bản ban hành trong bối cảnh cả nước đang “dậy sóng” bởi những vụ bạo lực học đường, xâm hại trẻ em nghiêm trọng, cho thấy tính nóng bỏng, cấp thiết. Đó vừa là chỉ đạo những giải pháp trước mắt cũng như giải pháp căn cơ, lâu dài, yêu cầu sự vào cuộc của các đơn vị chức trách, vừa tạo niềm tin, giải tỏa những bức xúc trong nhân dân. 
 
Điều này thể hiện sự nắm bắt thông tin, đánh giá và chỉ đạo kịp thời, sát sao của lãnh đạo Bộ Công an và các cơ quan chức trách, tham mưu. 
 
Trước đó, dư luận phẫn nộ vụ đối tượng xâm hại tình dục trẻ em ở Chương Mỹ, Hà Nội. Đối tượng Nguyễn Trọng Trình (SN 1988, trú tại thôn Lưu Xá, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ) có hành vi xâm hại bé gái 9 tuổi ở vườn chuối. Việc Công an Chương Mỹ khởi tố, cho tại ngoại bị can này khiến dư luận không hài lòng, báo chí phản ứng. 
 
Trước tình hình đó, Trung tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an TP.Hà Nội đã chỉ đạo Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP tiếp nhận hồ sơ vụ án từ Công an Chương Mỹ để điều tra. Theo Trung tướng Đoàn Duy Khương, thẩm quyền giải quyết vụ án này thuộc Công an huyện Chương Mỹ. Tuy nhiên, giữa Công an và Viện KSND huyện Chương Mỹ chưa thống nhất quan điểm về mức độ nghiêm trọng của vụ án, do vậy, lãnh đạo Công an TP chỉ đạo rút hồ sơ để thụ lý. 
Văn bản của UBND TP chỉ đạo Công an Đà Nẵng xác minh thông tin vụ dâm ô trẻ em.
Văn bản của UBND TP chỉ đạo Công an Đà Nẵng xác minh thông tin vụ dâm ô trẻ em.
Theo ông, đây là vụ việc nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, do đó cần phải điều tra, xử lý nghiêm. Ngay sau đó, cơ quan tiến hành tố tụng thành phố đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam. Sự chỉ đạo, vào cuộc kịp thời, rốt ráo của lãnh đạo Công an TP Hà Nội, trực tiếp là Trung tướng Đoàn Duy Khương đã nhận được sự hưởng ứng của dư luận.
 
Hồi tháng 3, sự vào cuộc rốt ráo của chính quyền và Công an Quảng Ninh trong vụ việc tại chùa Ba Vàng cũng là ví dụ điển hình về chỉ đạo, lãnh đạo thời @. Sáng 20-3, báo chí đăng phóng sự điều tra kèm clip về “truyền bá chuyện vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỷ”. Vụ việc nhanh chóng gây bão mạng. 
 
Ngay trong ngày 20-3, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành công văn yêu cầu UBND thành phố Uông Bí chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra ngay nội dung thông tin báo chí phản ánh, có biện pháp kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm; thông tin cho các cơ quan báo chí biết kết quả giải quyết, báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh. 
 
Ngay sau đó, chính quyền TP Uông Bí, công an và các cơ quan chức trách đã vào cuộc rốt ráo, chỉ chưa đầy một tuần kể từ khi báo chí phản ánh, địa phương này đã có thông tin chính thức với báo chí về xử lý vụ việc.
.

Nguồn: CAND

.