Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201310/31469-50-ty-usd-am-tham-chay-ngoai-he-thong-ngan-hang-414928/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201310/31469-50-ty-usd-am-tham-chay-ngoai-he-thong-ngan-hang-414928/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
50 tỷ USD 'âm thầm' chảy ngoài hệ thống ngân hàng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 19/10/2013, 08:40 [GMT+7]
31469

50 tỷ USD 'âm thầm' chảy ngoài hệ thống ngân hàng

Bi kịch vay “tín dụng đen” để trả nợ ngân hàng
 
Với bất kỳ người dân nào, chỉ cần có nhu cầu vay tiền, hoặc chú ý một chút, thì cứ ra đường là có thể thấy hàng loạt chào mời vay vốn trong hệ thống gọi là “tín dụng đen”. Quảng cáo, tờ rơi khắp nơi, từ các cây cột điện, trạm xe buýt, đến trao tận tay cho những người đi đường. Các mức lãi suất chào mời thường vào khoảng từ 5%/tháng (60%/năm) trở lên. Lãi suất này có vẻ cao, nhưng điều hấp dẫn nhất đó là vay tiền theo hình thức này không cần thế chấp tài sản đảm bảo. Theo đó, khách hàng có nhu cầu liên hệ, nhân viên sẽ đến thực tế tận nơi gặp gỡ, tiếp xúc, tìm hiểu nhân thân, sau đó thỏa thuận và ký kết hợp đồng.
 
Tại Hà Nội, trên các con phố điểm như Lê Thanh Nghị, Giải Phóng, Cầu Giấy… rất nhiều tấm biển quảng cáo công khai chào mời vay tiền với lãi suất 1.500- 2.000 đồng/triệu/ngày (tương đương 54 - 72%/năm). Đây là mức lãi suất thấp nhất, áp dụng với các khoản vay có tài sản thế chấp. Còn trong trường hợp chỉ có thẻ sinh viên, CMND, sổ hộ khẩu…, lãi suất có thể lên tới 0,8 - 1%/ngày (292 - 360%/năm).


Hiệu cầm đồ mọc lên nhan nhản tại các khu vực đông dân cư

Đối với những người đang cần tiền gấp, những lời chào mời từ “tín dụng đen” quả là rất hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu lỡ sa chân vào, hậu quả sẽ thực sự không hề đơn giản. Chị Ngô Thị Hoa, kế toán trưởng của một doanh nghiệp (DN) cho biết dù là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV), nhưng công ty của chị vẫn may mắn vì với uy tín của mình, cộng với tài sản thế chấp, chị vẫn được vay vốn từ NH. Có nhiều DN không may mắn khác bị các nhà băng chính thống đóng cửa, đã phải tìm ra thị trường “tín dụng đen”. Kinh tế khó khăn, làm ăn thua lỗ, tiền gốc không trả được, lãi mẹ đẻ lãi con, khiến con nợ càng vùng vẫy càng bị thít chặt. Về thực tế này, chính ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV cũng cho rằng hiện nay, tuy lãi suất đã dễ thở hơn, song điều kiện vay vốn vẫn khiến các DNNVV khó lòng vay được vốn NH. Đây cũng là lý do khiến “tín dụng đen” bùng phát.


Chovaytien.vn quảng cáo cầm đồ lãi suất từ 1.500 đồng/triệu/ngày

Cần có khung pháp lý rõ ràng
 
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu không kiểm soát được dòng tiền, tín dụng ngầm cũng gây ra những bất ổn vĩ mô. Chưa kể, nếu “tín dụng đen” bị vỡ, thiệt hại có thể lây lan sang cả hệ thống NH và cả nền kinh tế. Cao hơn cả là lòng tin bị tổn thất nặng nề.
 
Đứng về góc độ NH, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng thực ra cái gọi là NH ngầm không phải luôn luôn là các giao dịch bất hợp pháp. Nếu chiếu theo quy định, thì cứ không nằm trong NH chính thống, thì được gọi là NH ngầm, dù thực tế, có những giao dịch vẫn đảm bảo tính hợp pháp, không vi phạm. Song thực ra, trong hệ thống giao dịch của NH ngầm, có một phần không nhỏ là vi phạm, là bất hợp pháp vì cho vay với lãi suất cắt cổ. Theo quy định, lãi suất cho vay không được quá 150% mức lãi suất cơ bản của NHNN quy định. Thế nên, cứ trên mức này là được xếp vào cho vay nặng lãi, là vi phạm.
 
“Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, cho đến thời điểm này, dường như các quy định về mức 150% lãi suất cơ bản này cũng khá… co giãn, vì thực tế, trên thị trường chính thống cũng có hiện tượng vượt quá mức này mà vẫn không bị quy là phạm luật. Nếu cứ chiếu theo quy định này, thì có tới 80 - 90% các giao dịch hầu như là vi phạm, trên cả hai thị trường chính thống và không chính thống. Bởi vậy, luật pháp cần có một định nghĩa chính xác để có thể xác định mức độ vi phạm từ đó mới xử phạt được”, ông Hiếu phân tích.
 
Riêng về mảng ủy thác đầu tư, theo TS Hiếu thì khâu huy động vốn không vi phạm pháp luật, nhưng khâu sử dụng vốn lại có vấn đề. Rõ ràng mang vốn đi đầu tư trên các thị trường mạo hiểm như forex là đầu tư không hợp pháp, là vi phạm pháp luật. “Điều vướng nhất của chúng ta hiện nay là chưa có một khung pháp lý nào để quy chuẩn những hoạt động này là vi phạm pháp luật hay không vi phạm, mức độ vi phạm là như thế nào. Vì thế, theo tôi, các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính cần phối hợp với NHNN có định nghĩa rõ ràng về lãi suất hợp pháp, các giao dịch hợp pháp và không hợp pháp.
 
Có như thế, mới xử lý được các trường hợp vi phạm. Còn bây giờ, lội vào thị trường NH ngầm này, cũng như lội vào một vùng biển tối đen, không có cơ sở gì để xử lý. Mà thực tế, những người đã dám xông vào hoạt động trong thị trường ngầm này, hầu hết là những người cực kỳ khôn ngoan, có thể qua mặt được NH chính thống, đối phó với cả pháp luật, nên sẽ rất dễ cài bẫy được người dân”, ông Hiếu đề xuất.

CAND
.