Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201403/giat-minh-voi-gia-dien-cat-co-460045/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201403/giat-minh-voi-gia-dien-cat-co-460045/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Giật mình với giá điện cắt cổ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 10/03/2014, 09:10 [GMT+7]

Giật mình với giá điện cắt cổ

(Congannghean.vn)- Từ phản ánh của người dân, chúng tôi về xã Thanh Đức (Thanh Chương), nơi người dân còn chịu nhiều thiệt thòi về giá cả và chất lượng điện thắp sáng. Trên 830 hộ dân sử dụng điện do Xí nghiệp Chè Hạnh Lâm quản lý hàng chục năm nay phải chịu giá điện cao gấp nhiều lần so với quy định nhưng chất lượng hết sức tồi tệ. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết là ngành điện cần sớm tiếp nhận hệ thống này, nâng cấp, bán điện tại gia để người dân được thụ hưởng giá cả hợp lý và chất lượng điện ngày càng được nâng cao.

Áp giá điện đồng loạt

Để có điện phục vụ cuộc sống, người dân Thanh Đức, Hạnh Lâm... đã góp mỗi hộ 1,2 triệu đồng để xây dựng hệ thống lưới điện nông thôn. Việc bán điện đến hộ dân được giao cho HTX nhưng sau đó được Xí nghiệp Chè Hạnh Lâm (đơn vị đóng trên địa bàn xã Thanh Đức hiện nay) tiếp quản. Giá bán điện tận tay hộ dân từ hàng chục năm nay, vì nhiều lí do khác nhau, luôn cao ngất ngưởng. Cùng với sự gia tăng dân số, hệ thống đường dây hạ thế ngày càng trải rộng lại không được đầu tư, duy tu, sửa chữa nay đã xuống cấp trầm trọng. Đến nay, hệ thống hạ áp do Xí nghiệp Chè Hạnh Lâm quản lý vẫn chưa được ngành điện tiếp nhận khiến việc đầu tư, sửa chữa chỉ được thực hiện nhỏ giọt. Hao tổn điện năng ngày càng lớn khiến giá điện bị đẩy lên cao gấp nhiều lần so với quy định.

Ông Bùi H. tại nhóm Tọa Rễ, xóm 12/9, Thanh Đức cho biết: “Từ trước đến nay, tại đây đều có giá điện cao hơn vùng xung quanh. Từ 2.200 đồng/kw thì nay lên đến 2.400 đồng/kw. Tuy nhiên, đó là giá điện tại các hộ dân ở khu vực đường điện 04 (ngay cạnh đường nhựa, đường HCM - P.V). Còn tại các nhóm thuộc vùng sâu như Tọa Rễ, Bong Banh, So... đều có giá thấp nhất là 2.800 đồng/kw. Thậm chí, có nhóm còn lên tới trên 4.000 đồng/kw”. Tìm hiểu kỹ, chúng tôi được biết, việc bán điện của Xí nghiệp Chè Hạnh Lâm vẫn được thực hiện theo cách lâu nay vẫn làm.

Người dân khốn đốn vì giá điện cao ngất ngưởng

Từ công tơ tổng mua điện từ Điện lực Thanh Chương, các xóm, các nhóm đều phải lắp các công tơ tổng. Từ hệ thống công tơ tổng này, các nhóm tự quản lý, tự xem số điện, tự hạch toán giá cả, sau đó thu tiền nộp cho Xí nghiệp Chè Hạnh Lâm. Khi chỉ số thực dùng của các hộ thấp hơn chỉ số công tơ tổng thì chênh lệch trên, mỗi nhóm đều phải tìm cách chịu chung. Chính vì điều này, cách tính giá điện của ngành điện theo bậc thang ở đây không có ý nghĩa. Nhóm Tọa Rễ có 13 hộ sử dụng điện. Tháng 2/2013, đồng hồ tổng thể hiện mức độ sử dụng là 207 kw, thành tiền là 496.800 đồng.

Tuy nhiên, thực tế, các hộ dân này chỉ dùng hết 133,6 kw, số còn lại do hao tổn điện năng. Tính ra, giá điện bình quân được tính là 3.700 đồng/kw. Cũng với cách tính này, trong tháng 2/2014, hộ gia đình ông Khoa tại nhóm Lim Dàn, xóm Sướn chỉ sử dụng 11 kg nhưng phải trả 46.200 đồng, tính ra bình quân mỗi kw điện có giá 4.200 đồng, tức là cao gấp gần 3 lần so với giá quy định theo bậc thang hiện nay, tỉ lệ tiêu hao điện năng lên tới 75% (cứ dùng 1 kw điện năng thì phải trả số tiền tương đương 1,75 kw với giá “sàn” do Xí nghiệp Chè Hạnh Lâm tính toán).

Bảng giá điện tháng 1/2014 tại nhóm Tọa Rễ ngoài

Tuy nhiên, giá điện cao không đồng nghĩa với chất lượng điện được đảm bảo. Thời gian gần đây, chất lượng càng tệ hơn khi người dân phải “ăn cơm bằng đèn dầu và khi ngủ điện mới sáng”, không thể nấu cơm, bơm nước, xem tivi, tủ lạnh lại càng không thể chạy nổi, cho dù sử dụng cả ổn áp.

Cần sớm bàn giao cho ngành điện quản lý

Ông Trần Phi Hùng - Giám đốc Xí nghiệp Chè Hạnh Lâm cho biết: Năm 2010, Xí nghiệp đã đề nghị ngành điện tiếp quản hệ thống hạ áp do Xí nghiệp đang quản lý, tuy nhiên, ngành điện chưa có động thái gì. Tại nhiều cuộc họp, tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần phản ánh nhưng thực trạng trên vẫn duy trì hàng chục năm nay, chất lượng điện thì thấp trong khi giá điện lại quá cao. Xí nghiệp cử người quản lý, thu tiền điện để nộp cho điện lực, vì vậy, hàng tháng đều phải tính toán để trả lương, bảo hiểm cho người quản lý; tiền duy tu, bảo dưỡng mỗi năm khoảng trên dưới 10 triệu đồng; tiền hao phí trên từng cụm dân cư...

Giá điện trên từng cụm dân cư cũng khác nhau tùy thuộc vào chất lượng đường dây, độ dài đường dây (ảnh hưởng đến mức độ hao phí). Chính vì vậy, giá điện mới tăng vọt như hiện nay. Nhiều nhóm dân cư tự mình đọc chỉ số công tơ, tự tính giá điện và khi đến nộp tiền đều yêu cầu Xí nghiệp Chè Hạnh Lâm ký vào cuối sổ. Đây chính là căn cứ duy nhất để đối chiếu hóa đơn thu tiền điện bán buôn của Điện lực Thanh Chương với Xí nghiệp Chè Hạnh Lâm.

Tuy nhiên, khi phóng viên yêu cầu phía Xí nghiệp Chè Hạnh Lâm xuất trình danh sách thu tiền của từng nhóm thì ông Phan Văn Cường, cán bộ phụ trách điện của Xí nghiệp cho biết: “Chúng tôi chỉ thu chứ không lưu lại trên hồ sơ, sổ sách (?)”. Để làm sáng rõ vấn đề, có hay không sự nhập nhằng trong tính toán thu, chi tiền điện tại Xí nghiệp Chè Hạnh Lâm, cần sớm được các ngành chức năng làm rõ.

Ông Nguyễn Quang Khánh - Phó Giám đốc Điện lực Thanh Chương cho biết, hiện nay, Thanh Chương còn 6 xã chưa bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn do còn một số vướng mắc hoặc việc thực hiện các dự án cải tạo điện còn dang dở. Xí nghiệp Chè Hạnh Lâm, Xí nghiệp Chè Ngọc Lâm, Tổng đội TNXP 2, Tổng đội TNXP 5 hiện nay chưa được bàn giao. Trong thời gian tới, ngành điện sẽ tiếp nhận lưới điện do các đơn vị này quản lý, cải tạo, nâng cấp lưới điện để nâng cao chất lượng và bán điện tại gia.

“Nếu có điều gì nhập nhằng trong việc thu tiền điện, người dân cần phản ánh đến ngành Công thương để được giải quyết, Điện lực Thanh Chương chỉ bán điện đến xí nghiệp, không quản lý việc bán ra thế nào. Hiện nay, Điện lực Thanh Chương đang thu tiền non tải là thực hiện đúng với nội dung hợp đồng mua bán điện giữa 2 bên, đúng với quy định của Nhà nước. Khi đơn vị sử dụng điện không sử dụng hết công suất cam kết thì phải chịu phí hao tổn không tải của máy biến áp” - ông Khánh cho biết thêm.
 

Võ Văn Dũng

 
.

Liên hệ quảng cáo: 0383 839 044 - 0946 111 580