Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201405/bong-dung-mat-dat-rung-san-xuat-483028/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201405/bong-dung-mat-dat-rung-san-xuat-483028/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Bỗng dưng' mất đất rừng sản xuất - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 12/05/2014, 09:26 [GMT+7]

'Bỗng dưng' mất đất rừng sản xuất

(Congannghean.vn)-Sáng 6/5, hàng chục người của nhà thầu dự án “Bố trí, sắp xếp dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng sạt lở đất huyện Quỳnh Lưu” cùng với máy ủi, máy xúc, ôtô… đã đến đất rừng của gia đình ông Nguyễn Ngọc Sơn (48 tuổi, xóm 26/3, xã Tân Thắng) để san lấp mặt bằng. Vì mảnh đất rừng của mình đang sản xuất có đầy đủ giấy tờ pháp lý mà vẫn chưa được đền bù theo quy định của pháp luật nên phía gia đình ông Sơn đã cản trở quyết liệt không cho nhà thầu làm. Hai bên có sự căng thẳng.
 
Trước tình hình đó, UBND xã Tân Thắng đã trực tiếp thương lượng với ông Sơn “cho nhà thầu mượn đất để làm lễ khởi công, còn chuyện đền bù sẽ làm việc sau…”. Tuy nhiên, gia đình ông Sơn không nhất trí nên đã làm đơn khiếu kiện.
 
Nhận được thông tin, chúng tôi đã về tận địa phương để tìm hiểu thực hư. Ông Sơn rất bức xúc về việc đất rừng hợp pháp của mình bị UBND huyện thu hồi mà không được đền bù.
 
Những năm 90, trên địa bàn xã Tân Thắng nói riêng, vùng miền núi huyện Quỳnh Lưu nói chung, tình trạng phá rừng khá phổ biến khiến cho an ninh trật tự tại các địa phương này ngày càng phức tạp. Rất may, đầu năm 1995, Nhà nước có chủ trương giao khoán đất rừng lâm nghiệp cho những hộ dân sống ven rừng để bảo vệ trông coi, khai thác hợp lý. Ngày 22/1/1995, gia đình ông Nguyễn Ngọc Sơn - một trong nhiều hộ dân được ký hợp đồng giao khoán đất rừng lâm nghiệp theo Khế ước số 49/KU/UB do ông Nguyễn Xuân Chắt (đại diện bên A), Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu đứng ra ký và giao khoán.
 
Diện tích đất rừng của hộ ông Sơn bị thu hồi
Diện tích đất rừng của hộ ông Sơn bị thu hồi
Theo Khoản d, e, Điều 3, Khế ước này: “Người nhận khoán được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trên diện tích đất rừng được giao, được hưởng chính sách khuyến lâm. Đền bù bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất lâm nghiệp theo thời giá thị trường…” và Điều 5: “Thời hạn khế ước là 50 năm”. Tuy có khế ước trong tay nhưng những người hàng ngày trồng và bảo vệ rừng vẫn bị UBND xã Tân Thắng gây rất nhiều khó khăn. Ông Sơn cho biết, vào tháng 12/2003, UBND xã Tân Thắng triển khai thu hồi toàn bộ diện tích rừng của gia đình ông và đất rừng của tổ ông Lương Đức Thương (xóm Tân Tiến, xã Tân Thắng) rồi giao khoán cho xóm 4 (cùng xã) thời hạn là 5 năm. Sau khi bị mất đất, ông Thương đại diện cho nhiều hộ gia đình khiếu kiện lên UBND huyện Quỳnh Lưu.
 
Sau một thời gian dài, đến ngày 4/8/2010, UBND huyện Quỳnh Lưu có Quyết định số 2026/QĐ trả lời cho người dân bị mất đất rừng là: “...UBND xã Tân Thắng thu hồi đất là trái với Quyết định 1805 QĐ.UBND ngày 16/5/2003 của UBND tỉnh Nghệ An”. Sau này, người dân mới biết QĐ 1805 cho phép chuyển đất rừng kém hiệu quả sang đất sản xuất cây ngắn ngày như dứa, ngô, khoai… chứ không phải thu hồi như UBND xã Tân Thắng đã làm. Và sau đó, UBND xã Tân Thắng đã sửa sai bằng cách trả lại toàn bộ số đất đã thu hồi cho người dân.
 
Như vậy, 4,8ha đất rừng của gia đình ông Sơn đã có nguồn gốc từ Khế ước số 49/KU/UB ngày 22/1/1995. Từ đó đến nay không ai tranh chấp. Tuy nhiên, đùng một cái, ngày 10/3/2014, UBND huyện Quỳnh Lưu ra Quyết định số 381/QĐ.UBND thu hồi 3,4 ha trong 4,8 ha của gia đình ông Sơn để triển khai dự án “Bố trí, sắp xếp dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng sạt lở đất…”. Tiếp theo, đến ngày 6/5/2014 (như đã nói trên), nhà thầu dự án đến địa phương để triển khai thì bị phản ứng quyết liệt của những nhà dân bị mất đất.
 
Để làm sáng tỏ vì sao đất rừng của hộ gia đình ông Sơn chưa được đền bù mà huyện Quỳnh Lưu vẫn có quyết định thu hồi, chiều 9/5/2014, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu. Ông Dinh cho biết, hiện tại theo nguồn gốc đất của xã Tân Thắng thì hộ ông Sơn không nằm trong diện hỗ trợ, đền bù trong dự án. Còn vì sao ông Sơn có đầy đủ giấy tờ pháp lý (khế ước giao đất rừng năm 1995) là đất của mình mà lại không được trong diện đền bù, hỗ trợ thì ông Dinh cho hay, việc ông Sơn khiếu kiện chúng tôi đã thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra lại.
 
Được biết, ông Sơn hiện là cán bộ tư pháp xã Tân Thắng, từng là Trưởng Công an xã trong nhiều năm, là một trong những người đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương, ông rất đồng tình ủng hộ chủ trương xây dựng dự án.
 
Việc triển khai các dự án dân sinh ở các vùng đặc biệt khó khăn là rất cần thiết, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để làm tốt công tác đó, các cấp chính quyền cần công khai dân chủ, có chính sách hợp lý, hợp tình, đừng để tình trạng người dân “bỗng dưng mất đất” như trường hợp gia đình ông Sơn nói trên.
.

Hà Thanh