Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201405/gia-tang-tinh-trang-loi-dung-xuat-khau-lao-dong-de-lua-dao-can-su-vao-cuoc-quyet-liet-cua-chinh-quyen-co-so-481596/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201405/gia-tang-tinh-trang-loi-dung-xuat-khau-lao-dong-de-lua-dao-can-su-vao-cuoc-quyet-liet-cua-chinh-quyen-co-so-481596/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cơ sở - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 08/05/2014, 08:58 [GMT+7]
Gia tăng tình trạng lợi dụng xuất khẩu lao động để lừa đảo

Cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cơ sở

(Congannghean.vn)-Trong thời gian qua, Nghệ An là địa phương có diễn biến xuất khẩu lao động khá phức tạp, trong đó nổi lên là tình trạng xuất khẩu lao động “chui” và lợi dụng xuất khẩu lao động để lừa đảo. Điều đáng nói là chính quyền cơ sở cấp phường, xã vẫn còn rất thờ ơ, thậm chí vô tình tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo. Trước thực trạng trên, ngày 17/4/2014, UBND tỉnh có Công văn số 2405/UBND-VX nhằm tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trên địa bàn.
 
Theo tổng hợp của Sở LĐ-TB&XH, đến thời điểm này, trên địa bàn Nghệ An có hơn 40 đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10 văn phòng đóng trên địa bàn TP Vinh, còn lại là các công ty đóng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác. Hàng năm, thông qua các đơn vị này, có khoảng 12.000 lao động ra nước ngoài làm việc. Các đơn vị này thường tìm kiếm lao động tại các địa phương thông qua các cấp chính quyền, nhất là cấp xã để tuyên truyền, vận động người dân đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, phần lớn các địa phương còn rất thờ ơ đối với công tác tuyển lao động của các đơn vị xuất khẩu trên địa bàn. Các đơn vị chỉ cần trình giấy phép và đăng ký với xã, phường để làm công tác tuyên truyền, vận động là được, còn vận động như thế nào, có đúng với quy định hay không thì chính quyền không biết hoặc không thể thẩm định.
 
Các lao động được tuyên truyền về xuất khẩu lao động
Các lao động được tuyên truyền về xuất khẩu lao động
Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động đang gặp nhiều khó khăn do thị trường ngày càng bị thu hẹp, chi phí ngày càng cao, trong đó xác suất rủi ro lớn. Mặt khác, người dân có tâm lý muốn làm giàu nhanh, không muốn qua đào tạo nên tạo kẽ hở cho những đối tượng lừa đảo hoạt động. Cùng với việc xuất khẩu lao động theo đúng pháp luật đang gặp khó, một số lao động nghe theo các đường dây xuất khẩu lao động “chui” sang các nước. Điển hình như người dân huyện Yên Thành thường đưa lao động “chui” sang Nga, Nam Đàn sang Ănggola, Quỳnh Lưu sang Trung Quốc...
 
Cùng với hoạt động “chui”, tình trạng lợi dụng xuất khẩu lao động để lừa đảo cũng diễn ra phức tạp. Các đường dây, các đối tượng “cò” lợi dụng vào tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng của người dân nông thôn, sự buông lỏng quản lý của chính quyền, “vẽ” nên viễn cảnh giàu sang để lừa đảo. Tin vào những lời đường mật của những kẻ lừa đảo, có những người dân đã giao nộp cho chúng hàng trăm triệu đồng mà chỉ nhận được một mảnh giấy viết tay. Vừa qua, Công an huyện Yên Thành đã bắt giữ hai đối tượng lừa đảo hàng chục tỉ đồng của cả trăm người dân đã làm rúng động môi trường xuất khẩu lao động ở Nghệ An. Đây thực sự là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và người dân. Vụ việc xảy ra đúng thời điểm Sở LĐ-TB&XH có văn bản chỉ đạo các huyện, thành, thị tăng cường công tác quản lý xuất khẩu lao động trên địa bàn. Sở cũng đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành tổ chức kiểm tra các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn.
 
Trước thực trạng trên, ngày 17/4/2014, UBND tỉnh có Công văn số 2405/UBND-VX về tăng cường các biện pháp quản lý và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trên địa bàn. UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, thanh kiểm tra đối với các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Kịp thời phát hiện, xử lý hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xử lý những tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng hoạt động xuất khẩu lao động để dụ dỗ, lừa đảo, thu tiền của người lao động trái quy định.
 
Rà soát, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ pháp lý và năng lực hoạt động của các đơn vị doanh nghiệp có chức năng tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để giới thiệu về các huyện, thành, thị và cơ sở tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định và thông báo tới người dân. UBND các huyện, thành, thị tập trung chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH, các ngành liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc đăng ký, quản lý các đơn vị doanh nghiệp được giới thiệu về tuyển lao động xuất khẩu trên địa bàn. Không cho phép các đơn vị doanh nghiệp chưa được Sở LĐ-TB&XH giới thiệu về tuyển lao động dưới bất kỳ hình thức nào trên địa bàn. Đặc biệt, không giới thiệu và cho phép những tổ chức, cá nhân được các công ty, doanh nghiệp ủy quyền để tuyển lao động.
 
Kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan cấp trên xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn cảnh giác với các cá nhân và tổ chức lợi dụng hoạt động xuất khẩu lao động để hoạt động môi giới, tuyển lao động trái quy định. Chỉ làm việc với những người được Sở LĐ-TB&XH và Phòng LĐ-TB&XH giới thiệu về tuyển lao động trên địa bàn. Niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và thông báo trên đài phát thanh danh sách các đơn vị, doanh nghiệp có đủ pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
.

Anh Thư