Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201406/du-lich-nghe-an-tiem-nang-amp-thach-thuc-497489/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201406/du-lich-nghe-an-tiem-nang-amp-thach-thuc-497489/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Du lịch Nghệ An: Tiềm năng & thách thức - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 17/06/2014, 14:08 [GMT+7]

Du lịch Nghệ An: Tiềm năng & thách thức

Kỳ 1: Đến với những điểm “hút” khách du lịch

(Congannghean.vn)-Làm thế nào để tạo ra các sản phẩm du lịch tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu của du khách trong mỗi chuyến đi. Đây là một trong những vấn đề luôn được các địa phương phát triển du lịch quan tâm, xem như là một giải pháp để ngành du lịch phát triển. Nghệ An cũng không ngoại lệ, sản phẩm du lịch phải có thương hiệu riêng về văn hóa vùng miền để quảng bá sâu rộng hình ảnh quê hương xứ Nghệ đến du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch Nghệ An vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự nổi bật và khác biệt.

*Kỳ 2: Cần sự đổi mới khác biệt

Sản phẩm du lịch là loại hàng hóa của ngành du lịch. Đây là một loại hàng hóa đặc biệt, bởi nó bao gồm cả những thành phẩm hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ). Những thành phẩm hữu hình cụ thể là nhà hàng, khách sạn, các mặt hàng truyền thống đối với ngành du lịch của từng địa phương.

Nghệ An có dân số hơn 3 triệu người, với diện tích 480 km2, có bờ biển dài 82 km và hội tụ được nhiều yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh giàu tiềm năng du lịch. Tuy nhiên, ngành du dịch vẫn còn lúng túng chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế, sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Trong đó, vấn đề được nhiều người quan tâm là hầu như chưa có địa phương nào xây dựng được sản phẩm quà tặng du lịch đặc trưng. Đến du lịch tại Nghệ An, ngoài tham quan, nghỉ dưỡng, du khách muốn tìm mua một món quà lưu niệm để kỷ niệm chuyến đi về quê hương Bác Hồ, rất khó tìm được những món quà có giá trị và ý nghĩa.

Khu di tích Kim Liên là di sản đặc biệt lớn nhất trong 4 di tích của Quốc gia, được đông đảo người dân trong nước và trên thế giới quan tâm. Tuy tầm vóc của Khu di tích Kim Liên lớn như vậy, nhưng huyện Nam Đàn và xã Kim Liên vẫn chưa tổ chức được mạng lưới sản phẩm lưu niệm cho khách, mang ý nghĩa quảng bá về quê hương Bác Hồ. Các gian hàng lưu niệm chỉ có ảnh và tượng Bác Hồ là chủ yếu. Hoặc thị xã Cửa Lò được xem là trọng điểm du lịch của Nghệ An. Với lợi thế có chiều dài bãi tắm hơn 10 km, năm 2013, thị xã biển này đã đón khoảng 2,1 triệu lượt khách, trong đó có gần 60.000 lượt khách nước ngoài, đưa số thu từ dịch vụ du lịch đạt xấp xỉ 1.600 tỉ đồng. Tuy nhiên, sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch quảng bá hình ảnh thị xã cho khách du lịch vẫn là vấn đề còn khó khăn của thị xã biển này.

234
Sản phẩm lưu niệm được bày bán tại các địa điểm du lịch chưa thực sự ấn tượng

Thị xã Cửa Lò có rất nhiều loại hải sản ngon nổi tiếng, nhưng chưa có thành phẩm chế biến tinh xảo để khách du lịch làm quà đi xa. Cửa Lò mới có quà lưu niệm đơn giản như chiếc mũ, chiếc áo mùa hè in dòng chữ “Cửa Lò điểm hẹn” hoặc các sản phẩm làm từ vỏ ốc, vỏ sò. Bà Nguyễn Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết: “Các loại quà lưu niệm tại thị xã chưa có dấu ấn gì đặc biệt, chủ yếu lấy ở các nơi khác về bán. Nguyên nhân sản phẩm lưu niệm thiếu vắng một phần do thiếu các nghệ nhân làng nghề, mặt khác, người dân nhận thấy lợi nhuận mang lại từ các mặt hàng này không lớn nên họ cũng không mấy mặn mà”.

Theo số liệu từ cơ quan có thẩm quyền, trên phạm vi toàn tỉnh, hiện nay đã có hàng trăm cơ sở được cấp chứng chỉ công nhận Làng nghề truyền thống. Nhiều làng nghề đã có xu hướng phát triển tốt như các làng nghề mây tre đan xã Nghi Thái và Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, hoặc các làng mộc mỹ nghệ tại huyện Quỳnh Lưu. Riêng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc tại các huyện miền núi Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương và Kỳ Sơn ngày càng có chiều hướng phát triển tốt. Tuy nhiên, trên thực tế các làng nghề tại Nghệ An vẫn chưa có sản phẩm lưu niệm độc đáo phong phú, đa dạng, mang tính vùng miền độc quyền. Các làng nghề tại các địa phương cần được cấp ủy, chính quyền sở tại quan tâm trợ giúp đào tạo thợ lành nghề, sản xuất được các mặt hàng phục vụ du lịch, làm cơ sở phát triển làng nghề bền vững và mang tính quảng bá cho du lịch Nghệ An.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Nghệ An: Sản phẩm du lịch của tỉnh hiện nay còn đơn điệu. Riêng quà lưu niệm mang ý nghĩa rất quan trọng nhưng thiếu vắng, bởi vậy chưa để lại ý nghĩa chuyến đi trong lòng du khách. Qua đó, giá trị quảng bá bằng quà lưu niệm về hình ảnh và con người xứ Nghệ chưa để lại ấn tượng để góp phần thu hút khách đến với các điểm du lịch tại Nghệ An.

Đã đến lúc Nghệ An cần có sự kiên quyết và năng động, tổ chức các mô hình chuyên sản xuất quà du lịch. Qua đó, quảng bá về miền quê xứ Nghệ mến khách với một kho tàng khổng lồ về danh lam thắng cảnh, về di tích lịch sử, chiếc nôi của Cách mạng Việt Nam, quê hương của những điệu hát ví dặm, giọng đò đưa, điệu ca trù say đắm lòng người.

 

.

Hoa Lê