Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201508/de-an-1816-trong-nganh-y-te-co-hoi-vang-cho-y-te-co-so-bai-2-630948/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201508/de-an-1816-trong-nganh-y-te-co-hoi-vang-cho-y-te-co-so-bai-2-630948/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cơ hội 'vàng' cho y tế cơ sở (Bài 2) - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 16/08/2015, 10:42 [GMT+7]
Đề án 1816 trong ngành y tế

Cơ hội 'vàng' cho y tế cơ sở (Bài 2)

(Congannghean.vn)-Đề án 1816 (còn gọi là Quyết định 1816/2008) của Bộ Y tế về “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới” trên địa bàn tỉnh sau một thời gian triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đề án đã góp phần quan trọng nhằm tiến tới sự công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe tại các vùng, miền; tạo nguồn cán bộ tại chỗ có trình độ chuyên môn để từng bước đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa.

Bài 2: Nâng cao vai trò, chất lượng y tế cơ sở

Trạm y tế xã, phường là tuyến cơ sở nằm trong hệ thống mạng lưới y tế gần dân nhất, đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Do đó, không ngừng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng nguồn nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho mạng lưới y tế cơ sở chính là giải pháp hữu hiệu giúp khắc phục tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đúng như mục tiêu mà Đề án đã ban hành.

Bác sĩ Bệnh viện huyện Quỳ Châu tăng cường về Trạm y tế xã Châu Tiến đang sơ cứu vết thương cho người bệnh
Bác sĩ Bệnh viện huyện Quỳ Châu tăng cường về Trạm y tế xã Châu Tiến đang sơ cứu vết thương cho người bệnh

Có thể thấy, hiện nay, tại Nghệ An, đội ngũ bác sĩ còn thiếu trên cả 3 tuyến tỉnh, huyện và xã; tình trạng thiếu trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện tuyến dưới đã gây ra hạn chế trong việc tiếp nhận và triển khai các kỹ thuật chuyển giao từ tuyến trên; thời gian để các bác sĩ tăng cường luân phiên còn ngắn (mỗi đợt diễn ra chỉ trong thời gian 3 - 6 tháng hoặc 1 tuần/tháng, 2 ngày/tuần/tháng), lại bị chi phối bởi công việc của bệnh viện... Các thực tế trên đã ít nhiều tác động đến hiệu quả thực hiện Đề án. Song, nhìn nhận rõ vấn đề có thể khẳng định, Đề án đã làm chuyển biến rõ nét chất lượng khám, điều trị bệnh nhân tại tuyến cơ sở, tiến tới sự cân bằng trong công tác y tế giữa các tuyến, các vùng miền, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Bùi Đình Long, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Thực hiện Đề án 1816 và Quyết định 92/UBND của UBND tỉnh, ngành y tế đã cử trên 500 lượt bác sĩ về công tác tại các trạm y tế xã; kết hợp cử cán bộ đi đào tạo bác sĩ chuyên tu tại các trường đại học y trong cả nước, gắn với chủ trương hợp đồng các bác sĩ nghỉ hưu làm việc tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, Nghệ An đang phấn đấu chỉ tiêu đạt 100% trạm y tế xã, phường ở đồng bằng và 90% trạm y tế ở miền núi có bác sĩ về công tác vào cuối nhiệm kỳ.

Đến đầu năm 2015, toàn tỉnh có 480 trạm y tế xã hoạt động và được củng cố, đầu tư và nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từ các nguồn kinh phí (như dự án hỗ trợ y tế Bắc Trung Bộ, vay vốn Ngân hàng Thế giới hỗ trợ mua trang thiết bị cho 28 trạm y tế thuộc 9 huyện tham gia thí điểm mô hình RBF; dự án tăng cường y tế tỉnh vay vốn ODA - CHLB Đức hỗ trợ mua trang thiết bị cho 171 trạm y tế thuộc 5 huyện). Đặc biệt, dự án liên minh toàn cầu GAVI đã cung cấp trang thiết bị cho 127 trạm y tế xã thuộc các huyện miền núi khó khăn và đào tạo nhân viên y tế thôn bản, tập huấn về thực hành tiêm chủng, tập huấn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em...

Nhờ các giải pháp trên, đến nay, trên toàn tỉnh, tỉ lệ xã có bác sĩ công tác đạt 88%, tỉ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 63,5% (kế hoạch năm 2013 là 51%). Cùng với đó, thông qua các lớp đào tạo ngắn và dài hạn, tăng cường cung ứng các dịch vụ y tế cơ bản, cung cấp trang thiết bị y tế thiết yếu và hỗ trợ cung ứng dịch vụ y tế đến các vùng khó khăn, nâng cao năng lực quản lý y tế các tuyến… đã đáp ứng nhu cầu phát triển ngành y tế trong tình hình mới, nhất là y tế cơ sở.

Nhằm tạo bước chuyển biến đột phá về tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ và cơ chế hoạt động của y tế cơ sở; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ban đầu, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên; đảm bảo công bằng, hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe của nhân dân, ngành y tế đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Điển hình như: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, y đức cho cán bộ y tế; mở rộng quy mô giường bệnh tại các cơ sở y tế, cùng với các chính sách cải thiện chế độ phụ cấp, bồi dưỡng, đồng thời có chế độ khuyến khích, thu hút đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với thực hiện có hiệu quả việc phân tuyến điều trị để giảm tải cho bệnh viện tuyến tỉnh.       

.

Xuân Thống - Hà Nhi

.