Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201510/de-doi-moi-the-che-kinh-te-hieu-qua-nhat-639587/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201510/de-doi-moi-the-che-kinh-te-hieu-qua-nhat-639587/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Để đổi mới thể chế kinh tế hiệu quả nhất - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 05/10/2015, 09:39 [GMT+7]

Để đổi mới thể chế kinh tế hiệu quả nhất

Theo TS. Trần Du Lịch, nếu cải cách thể chế kinh tế mà không cải cách đồng bộ nền hành chính quốc gia, thì hiệu quả của cải cách thể chế kinh tế sẽ hạn chế đi vào cuộc sống. Bởi, thể chế kinh tế, nền tài chính công và hành chính công là 3 bộ phận không thể tách rời trong cải cách về thể chế.

Trong 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XI liên quan đến nội dung đổi mới thể chế, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp 2013 và sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới nhiều đạo luật, bộ luật điều chỉnh hầu hết đời sống kinh tế-xã hội của đất nước.

Các đạo luật liên quan đến quyền cơ bản của công dân đã được hiến định và văn bản liên quan đến việc hoàn thiện cơ chế vận hành của thể chế kinh tế thị trường và bảo đảm điều kiện hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế đã và đang được xây dựng.

Tuy nhiên, nếu cải cách thể chế kinh tế mà không cải cách đồng bộ nền hành chính quốc gia thì hiệu quả của cải cách thể chế kinh tế sẽ hạn chế đi vào cuộc sống. Bởi vì thể chế kinh tế, nền tài chính công và nền hành chính công là 3 bộ phận không thể tách rời trong quá trình cải cách về thể chế.

Trong phạm vi bài viết góp ý kiến này, tác giả xin kiến nghị liên quan đến sự phân quyền trong quản lý kinh tế giữa Trung ương và địa phương và xây dựng định chế công phi lợi nhuận.

Cần minh bạch thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền

Thực hiện nguyên tắc phân quyền trong quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm bảo đảm tính linh hoạt của thị trường là xu hướng chung của kinh tế thị trường thế giới ngày nay. Xu hướng này ở nước ta thường gọi là mở rộng việc phân cấp của Chính phủ cho chính quyền địa phương.

Việc phân cấp cần được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau:

- Mở rộng phân cấp, nhưng đồng thời phải tạo cơ chế để tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát của chính quyền Trung ương đối với chính quyền địa phương. Cụ thể là Chính phủ cần tập trung vào 3 nhiệm vụ, gồm hoạch định chính sách; ban hành các quy định và kiểm tra giám sát chế tài vi phạm. Còn các quyết định cụ thể liên quan đến đời sống kinh tế ở mỗi địa phương, nên để địa phương thực hiện.

- Việc phân cấp cần dựa trên nguyên tắc thống nhất của nền hành chính quốc gia, bảo đảm tính chất của một nhà nước đơn nhất, nhưng phải đề cao tính tự chủ của địa phương trên nền tảng lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh của các địa phương, các vùng kinh tế và các đô thị. Xu hướng chung của thế giới là mở rộng quyền tự quản về ngân sách và cung cấp dịch vụ đô thị của chính quyền các đô thị.

- Việc phân cấp cần được thực hiện theo hướng việc gì cấp dưới, địa phương làm tốt thì giao cho cấp đó thực hiện; cấp nào giải quyết sát thực tế hơn, có điều kiện thực hiện và có hiệu quả hơn thì giao nhiệm vụ, thẩm quyền cho cấp đó.

 - Nhiệm vụ của cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm toàn bộ, có thẩm quyền đầy đủ (tự quyết, tự quản đối với công việc được giao; không trùng lắp giữa việc do Trung ương làm với việc của địa phương làm và công việc giữa các cấp chính quyền trong phạm vi một địa phương với nhau nhằm tránh sự đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo, lẫn lộn, cản trở trong hoạt động).

Nhà nước không bao cấp các quan hệ dân sự

Chuyển nền hành chính đang mang nặng mục tiêu quản lý, bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân sang nền hành chính mang tính chất phục vụ. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không quản lý xã hội theo phương thức bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân hay nói cách khác là hành chính hóa các quan hệ dân sự, mà Nhà nước cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự.

Điển hình là trong các loại thủ tục hành chính tư pháp của nước ta, dường như Nhà nước đã làm thay trách nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự như: Hoạt động công chứng; thi hành án dân sự; hộ tịch… Tư duy bao cấp trách nhiệm của Nhà nước trong các quan hệ dân sự đang để lại dấu ấn rất nặng nề trong hệ thống pháp luật có liên quan. Cách quản lý này vừa không phù hợp với tính chất của nền kinh tế thị trường, vừa làm cho bộ máy quản lý hành chính Nhà nước ngày càng “phình to” nhưng bất cập.

Xây dựng một đạo luật về định chế công phi lợi nhuận

Xây dựng nền hành chính phục vụ dựa trên cơ sở hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ công, các định chế yểm trợ. Hiện nay luật pháp nước ta chưa chế định các định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận.

Cần xác định rõ bản chất của định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận là các tổ chức cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như: Y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, dịch vụ đô thị, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ thông tin; các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư… do các thành phần kinh tế và Nhà nước đầu tư; không phân biệt ai là chủ sở hữu được thành lập để phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng, mà nhà đầu tư không thu lợi nhuận về cho mình (nhà đầu tư không thu lợi nhuận không có nghĩa là tổ chức đó không hoạt động kinh doanh, mà phải mang tính chất kinh doanh nhằm tích tụ vốn để không ngừng phát triển).

Để thực hiện vai trò này của Nhà nước cần sớm xây dựng một đạo luật về các tổ chức dịch vụ công phi lợi nhuận. Khi có đạo luật này, vai trò quản lý Nhà nước chính là giám sát hoạt động của các tổ chức trên chứ không phải làm thay các tổ chức này.

.

Nguồn: Chinhphu.vn

.