Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201803/tang-cuong-thuc-hien-cac-chinh-sach-dan-toc-786064/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201803/tang-cuong-thuc-hien-cac-chinh-sach-dan-toc-786064/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tăng cường thực hiện các chính sách dân tộc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 22/03/2018, 08:59 [GMT+7]

Tăng cường thực hiện các chính sách dân tộc

(Congannghean.vn)-Thời gian qua, tình hình thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Đời sống đồng bào vùng cao khởi sắc từng ngày, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) được bảo tồn, gìn giữ và phát huy… là minh chứng điển hình cho điều đó.

Các chính sách dân tộc góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số
Các chính sách dân tộc góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2017, nhiều kế hoạch, quyết định, báo cáo quan trọng liên quan đến công tác dân tộc đã được Ban Dân tộc tỉnh tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành, qua đó tạo ra nhiều chuyển biến toàn diện.

Đơn cử như: Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 52/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, tham mưu UBND tỉnh trình UBTV Quốc hội, Chính phủ cho phép thực hiện giai đoạn 2 Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông”...

Cũng trong năm qua, các chính sách dân tộc được triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, về Chương trình 135, với nguồn vốn được giao 141.600 triệu đồng, đã bố trí trả nợ cho 278 công trình, chuyển tiếp 116 công trình, xây dựng 193 công trình mới, triển khai duy tu 62 công trình, đạt kế hoạch 100%.

Cùng với đó, các chương trình, chính sách của Trung ương và tỉnh nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho bà con và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào cũng được Ban Dân tộc thực hiện kịp thời. Đơn cử như việc cấp 562.556 tờ, cuốn/18 loại báo, tạp chí cho các đối tượng được thụ hưởng; hỗ trợ tổ chức 7 lớp phổ biến chữ viết của dân tộc Thái; mở 2 lớp tập huấn sử dụng các loại nhạc cụ, khí cụ của các DTTS; xây dựng và phát triển 3 câu lạc bộ dân ca, dân vũ; tổ chức tập huấn, tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 7 mô hình điểm ở 6 xã của 3 huyện vùng cao…

Nhằm tranh thủ uy tín và phát huy vai trò của đội ngũ người uy tín trong đồng bào DTTS, nhiều hoạt động hỗ trợ, động viên, nâng cao nhận thức của người uy tín cũng được thực hiện rộng rãi; như: Tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán cho 1.252 người uy tín trong đồng bào DTTS; hoàn chỉnh 12 hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 492/1.252 người uy tín.

Những hoạt động thiết thực trên đã và đang làm thay đổi sâu sắc diện mạo vùng DTTS và miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới. Đến cuối năm 2017, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 15,86% (giảm 4% so với năm 2016). Các chính sách dân tộc cũng đã tạo điều kiện cho đồng bào tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội như: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, thông tin. Đặc biệt, với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 25,7 triệu đồng, tăng hơn 12% so với năm 2016 và bằng 80% thu nhập bình quân toàn tỉnh. Bên cạnh đó, tình hình ANTT cơ bản được giữ vững, tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi.

Những kết quả đó đã góp phần củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc với Đảng, Nhà nước. Với sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền và cả cộng đồng, bà con ngày càng phấn khởi, hăng say lao động tăng gia sản xuất, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Tuy đã đạt được những kết quả tích cực, song do đặc thù địa hình, tập quán sản xuất nên quá trình phát triển bền vững của vùng dân tộc, miền núi của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Số thôn bản thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn còn khá khiêm tốn, việc giảm tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn chậm; nhiều mô hình kinh tế xóa đói giảm nghèo còn thiếu tính bền vững; kinh phí hỗ trợ xây dựng thấp, đầu tư dàn trải nên hiệu quả không cao….

Để công tác dân tộc đạt kết quả bền vững, trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc nhằm kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế và xử lý những sai phạm nếu có. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao nhận thức cũng như tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng cũng cần được đặc biệt chú trọng. Qua đó, góp phần dảm bảo ANTT, an ninh chính trị nội bộ, phục vụ đắc lực sự phát triển của địa phương.

.

Bảo Châu

.