Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201812/loai-tai-san-nao-doanh-nghiep-phai-mua-bao-hiem-chay-no-826707/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201812/loai-tai-san-nao-doanh-nghiep-phai-mua-bao-hiem-chay-no-826707/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Loại tài sản nào doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cháy, nổ? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 01/12/2018, 08:26 [GMT+7]

Loại tài sản nào doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cháy, nổ?

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty Honda Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng làm rõ một số nội dung về việc mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định tại Nghị định 23/2018/NĐ-CP.
 
Tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
 
“Điều 4. Đối tượng bảo hiểm
 
1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
 
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
 
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm)...”.
 
Công ty hỏi, “các tài sản gắn liền với nhà, công trình” hay “máy móc, thiết bị”nêu trên được hiểu như thế nào và giới hạn đến những loại tài sản, máy móc, thiết bị nào? Bởi vì theo quy định trên “Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ” thì có rủi ro cho doanh nghiệp là tất cả tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả những tài sản có giá trị rất nhỏ (như văn phòng phẩm…) đều là đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
 
Về việc xác định giá trị kê khai và thời điểm kê khai, Công ty đề nghị hướng dẫn về việc kê khai đối với tài sản là “các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm)”, với đặc thù sản xuất kinh doanh Công ty, loại tài sản này luôn luôn thay đổi về bản chất trong quá trình sản xuất và thay đổi về số lượng, địa điểm lưu kho (kho của Công ty và/hoặc kho của các doanh nghiệp khác) tại mỗi thời điểm.
 
Về cách xác định mức phí bảo hiểm cho tài sản đặt ở địa điểm khác, hiện Công ty Honda Việt Nam có một số tài sản có giá trị lớn (như máy móc, khuôn…) đặt cố định tại các địa điểm khác không phải trụ sở của Công ty Honda Việt Nam. Đối chiếu các quy định tại Nghị định 23/2018/NĐ-CP, Công ty không xác định được các tài sản này có phải là đối tượng bảo hiểm thuộc nghĩa vụ mua bảo hiểm của Công ty hay không? Trường hợp các tài sản này được quy định là đối tượng bảo hiểm thì Công ty sẽ xác định mức phí bảo hiểm cho các tài sản này theo cách nào? Xác định theo bản chất của cơ sở nơi đặt tài sản hay theo bản chất của tài sản?
 
Về cách xác định một đơn vị rủi ro (các địa điểm gần nhau gộp chung thành một địa điểm để mua bảo hiểm cùng một mức phí), theo quy định tại Nghị định 23/2018/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật, Công ty không tìm thấy các căn cứ để xác định thế nào là một đơn vị rủi ro (như khoảng cách tối đa để hai cơ sở được coi là cùng một đơn vị rủi ro…).
 
Cụ thể trường hợp của Công ty Honda Việt Nam là khu ký túc xá cho nhân viên của Công ty nằm phía ngoài khuôn viên trụ sở chính của Công ty (chỉ cách bởi đường quốc lộ). Công ty không rõ liệu rằng có thể coi khu ký túc xá và trụ sở chính của Công ty là một đơn vị rủi ro để tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hay không?
 
Về việc này, Bộ Công an có ý kiến như sau:
 
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP, đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ bao gồm: Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị; các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
 
Như vậy, đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở mà giá trị của nó tính được thành tiền.
 
Về việc xác định giá trị kê khai và thời điểm kê khai, số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại thời điểm giao kết hợp đồng (Khoản 1, Điều 5 Nghị định 23/2018/NĐ-CP).
 
Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm do các bên thỏa thuận (Khoản 2, Điều 5 Nghị định 23/2018/NĐ-CP).
 
Bên mua có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó (quy định tại Khoản 1, Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm).
 
Cách xác định mức phí bảo hiểm cho tài sản đặt ở địa điểm khác
 
Vật tư, hàng hóa được gia công cũng như các máy móc, thiết bị của công ty đặt tại cơ sở không thuộc sở hữu của công ty mà cơ sở này thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì công ty cần cung cấp số lượng, giá trị của vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị để cơ sở đó thực hiện việc mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định. Trường hợp này, mức phí bảo hiểm được xác định theo mức độ rủi ro của cơ sở, hạng mục công trình nơi đặt tài sản đó (Phụ lục II, Nghị định số 23/2018/NĐ-CP).
 
Đối với cách xác định một đơn vị rủi ro, trong cùng một khuôn viên của công ty có nhiều hạng mục công trình nếu được xác định là một cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho tất cả tài sản thuộc hạng mục công trình đó.
 
Đối với các hạng mục công trình khác nằm ngoài khuôn viên thì có thể mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc chung cho toàn bộ công ty hoặc tách riêng hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc nếu các hạng mục, công trình đó thuộc danh mục cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.
.

Nguồn: Chinhphu.vn

.