Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201611/de-an-phat-trien-nghe-an-thanh-trung-tam-cong-nghe-thong-tin-vung-bac-trung-bo-con-nhieu-viec-phai-lam-709203/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201611/de-an-phat-trien-nghe-an-thanh-trung-tam-cong-nghe-thong-tin-vung-bac-trung-bo-con-nhieu-viec-phai-lam-709203/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Còn nhiều việc phải làm - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 16/11/2016, 08:24 [GMT+7]
Đề án phát triển Nghệ An thành trung tâm công nghệ thông tin vùng Bắc Trung Bộ

Còn nhiều việc phải làm

(Congannghean.vn)-Phát triển nền kinh tế tri thức, trong đó có đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là yêu cầu lớn trong phát triển kinh tế. Việc ứng dụng và phát triển CNTT góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Nhận thức rõ điều đó, với sự quan tâm của Trung ương, trên cơ sở các điều kiện thuận lợi của địa phương, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Đề án phát triển Nghệ An thành trung tâm CNTT vùng Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, cho đến nay, kết quả vẫn còn nhiều hạn chế, đặt ra những yêu cầu không nhỏ đối với các cấp, ngành trong triển khai thực hiện.

Nguồn nhân lực cho lĩnh vực CNTT của tỉnh đang rất dồi dào, thuận lợi để phát triển
Nguồn nhân lực cho lĩnh vực CNTT của tỉnh đang rất dồi dào, thuận lợi để phát triển

Nhiều kỳ vọng, không ít khó khăn

Ngày 9/7/2016, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định 3179 phê duyệt Đề án xây dựng Nghệ An thành trung tâm CNTT của vùng Bắc Trung Bộ. Về mục tiêu tổng quát, trọng tâm là xây dựng tỉnh Nghệ An thành trung tâm hạ tầng CNTT hiện đại, an toàn, kết nối các tỉnh trong vùng với Trung ương; là trung tâm vùng đào tạo và phát triển nhân lực CNTT có chất lượng, đáp ứng nhu cầu số lượng và yêu cầu thực tế; phát triển Nghệ An thành trung tâm nghiên cứu xây dựng và triển khai ứng dụng CNTT, cung cấp các giải pháp phát triển CNTT.

Về mục tiêu cụ thể, chú trọng vào các yếu tố chính: Phát triển nguồn nhân lực, xây dựng trung tâm đào tạo vùng, phát triển trung tâm nghiên cứu vùng về CNTT, xây dựng Nghệ An thành trung tâm hạ tầng CNTT, phát triển công nghiệp CNTT… Tuy nhiên, cho đến nay, 2 mục tiêu chính là hình thành trung tâm nghiên cứu CNTT và phát triển Công viên phần mềm đang gặp không ít khó khăn.

Về dự án Công viên CNTT được quy hoạch trên diện tích 10 ha tại xã Nghi Phú, TP Vinh, do Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 131 ngày 13/1/2010. Sở TT&TT đã tổ chức công bố quy hoạch, hoàn thành việc cắm mốc định vị với các khu chức năng: Khu điều hành trung tâm, Khu nghiên cứu sản xuất, Khu giáo dục đào tạo và Khu hạ tầng kỹ thuật khác.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cũng đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ TT&TT về phát triển CNTT&TT trên địa bàn. Tại buổi làm việc đã diễn ra Lễ ký kết 5 bản ghi nhớ của đại diện các doanh nghiệp gồm Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel, Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC, Công ty cổ phần MISA, Công ty CP Dịch vụ Naiscorp với lãnh đạo tỉnh Nghệ An về việc đầu tư một số dự án CNTT&TT, tập trung vào Công viên CNTT Nghệ An. Tuy nhiên, trong thời gian từ 2014 - 2015, do các doanh nghiệp CNTT đang trong tình trạng suy thoái kinh tế, không đầu tư vào CNTT. Mặt khác, kinh phí giải phóng mặt bằng khu công viên gặp khó khăn nên UBND tỉnh đã chuyển 1/3 diện tích của Công viên cho việc xây dựng trụ sở của Kho bạc Nhà nước và Công viên TP Vinh và dự kiến sẽ quy hoạch Công viên CNTT ở một khu vực khác.

Tuy nhiên, dù các điều kiện pháp lý cho khu công nghiệp phần mềm ở Nghệ An đã hình thành, song Công viên phần mềm vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Trên thực tế, loại hình công viên phần mềm đòi hỏi số vốn lớn đầu tư kết cấu hạ tầng, công nghệ và nhân lực.

Ngay tại Hà Nội, nơi mọi điều kiện để phát triển Công viên phần mềm đều hơn Nghệ An rất nhiều lần nhưng dự án trên vẫn chậm triển khai. Do vậy, trong điều kiện chưa thể triển khai dự án trên có thể tập trung thí điểm thành lập các vườn ươm công nghệ phần mềm. Điều này vừa phù hợp với điều kiện của tỉnh, vừa nằm trong dòng chảy của nền kinh tế trong nước (Chính phủ đang rất ủng hộ, tạo điều kiện phát triển khởi nghiệp). Và trên thực tế, các vườn ươm công nghệ đã phát triển rất mạnh trên toàn quốc.

Tính đến nay, đã có 14 vườn ươm được hình thành và hoạt động rất hiệu quả. Hầu hết các vườn ươm này đều được xây dựng trên cơ sở liên kết giữa một trường Đại học - Viện nghiên cứu - các đơn vị cung cấp dịch cụ cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước, giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn khi nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới.

Tận dụng mọi ưu thế để phát triển

Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia, tuy độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT khá cao song công nghiệp CNTT của Nghệ An lại kém hẳn các tỉnh có độ sẵn sàng tương đương. Xếp hạng sản xuất kinh doanh CNTT Nghệ An ngày càng giảm, từ thứ 7 năm 2012 lên 22 năm 2014. Nguyên nhân sâu xa là các địa phương khác có số doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực CNTT nhiều và quy mô lớn hơn.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 11.017 doanh nghiệp, trong đó có 487 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Trong đó, đa số (khoảng 90%, năm 2014) các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực buôn bán, sửa chữa, lắp ráp máy tính và các thiết bị điện tử với quy mô còn nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu được bán trong tỉnh. Chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp gia công, sản xuất sản phẩm phần mềm, hoạt động nhỏ lẻ với các sản phẩm được tạo ra có số lượng hạn chế, chất lượng chưa cao, doanh số thấp. Tỉ trọng tương đương doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nội dung thông tin, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, đào tạo.

Nhìn chung, lực lượng doanh nghiệp CNTT của tỉnh khá lớn so với các tỉnh lân cận, song do còn non trẻ (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ), chưa đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp phần mềm và nội dung số trong thời kỳ hội nhập, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Trong khi đó, khung pháp lý và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cả nước, trong đó có Nghệ An theo lộ trình sẽ đầy đủ hơn và được cải thiện. Tuy nhiên, với hạn chế về các nguồn lực trong bối cảnh nguồn thu ngân sách thu hẹp, cách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn cần có sự điều chỉnh và đổi mới. Song hành cùng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn một cách trực tiếp, chuyển sang hỗ trợ gián tiếp theo kiểu kích hoạt và mạng lưới để tạo ra lan tỏa tốt hơn và hiệu quả cao hơn thông qua hệ thống các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp và công nghệ. Đây là điểm tựa quan trọng để phát triển các phong trào khởi nghiệp trong tương lai.

Một trong những yếu tố quyết định đến thành công của Đề án chính là nguồn nhân lực CNTT. Trong thời gian qua, việc phát triển nguồn nhân lực CNTT được chú trọng, cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng. Hiện 97% cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước của tỉnh sử dụng máy tính trong công việc. Toàn tỉnh có 57 cán bộ chuyên trách CNTT. Tỉnh cũng đã quan tâm thực hiện chế độ ưu đãi cho cán bộ CNTT.

Theo đó, Hội đồng nhân dân đã ban hành Nghị quyết về quy định hỗ trợ thu nhập cho công chức chuyên trách CNTT trên địa bàn. Đối tượng được hưởng hỗ trợ thu hập gồm các công chức chuyên trách CNTT trong các cơ quan, đơn vị với mức hỗ trợ 700.000 đồng/tháng.

Hiện nay, về cơ bản, các mục tiêu về phát triển trung tâm vùng về nghiên cứu CNTT đã đề ra đang gặp khó khăn, chưa triển khai được các nội dung đặt ra. Về nội dung này, trong thời gian qua, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đã hợp tác với các hãng công nghệ lớn như Microsoft, Oracale, Cisco… trong lĩnh vực đào tạo chuyển giao công nghệ. Hiện, Sở TT&TT đang tiếp xúc hợp tác với Trường Đại học Vinh để thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo đạt chuẩn phục vụ cho mọi đối tượng có nhu cầu trên địa bàn.

Trên thực tế, dù đã được sự ủng hộ của Nghị quyết 26 và Quyết định 3179 phê duyệt Đề án “Phát triển  Nghệ An thành trung tâm CNTT vùng Bắc Trung Bộ”, song do nhiều yếu tố, ngành công nghiệp CNTT vẫn chưa thể trở thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh, chưa nói đến của cả vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An được đánh giá là một trong những tỉnh có hạ tầng CNTT tương đối phát triển (trong giai đoạn 2011 - 2015, chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng về CNTT của tỉnh đã cải thiện đáng kể, từ vị trí thứ 26 lên đứng thứ 7).

Điều đó có nghĩa, Nghệ An rất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lĩnh vực CNTT. Vấn đề còn lại bây giờ là sự nhanh nhạy, chủ động của các cấp, ngành trong việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực tiềm năng CNTT. Bởi nếu để quá lâu, những lợi thế đó sẽ không còn và cơ hội cũng vuột mất, không bao giờ trở lại.

.

Mai Hậu

.