Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201612/bon-nguyen-to-hoa-hoc-moi-da-co-ten-chinh-thuc-715414/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201612/bon-nguyen-to-hoa-hoc-moi-da-co-ten-chinh-thuc-715414/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bốn nguyên tố hóa học mới đã có tên chính thức - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 23/12/2016, 15:11 [GMT+7]

Bốn nguyên tố hóa học mới đã có tên chính thức

Sau năm tháng xem xét, Hiệp hội Hóa học Cơ bản và Ứng dụng Quốc tế (IUPAC) vừa công bố tên và kí hiệu chính thức của bốn nguyên tố siêu nặng 113, 115, 117 và 118 được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Bốn nguyên tố mới đã có tên trên bảng tuần hoàn.
Bốn nguyên tố mới đã có tên trên bảng tuần hoàn.

Nguyên tố siêu nặng là những nguyên tố có số nguyên tử từ 104 đến 120. Chúng không xuất hiện trong tự nhiên mà phải được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Theo truyền thống, tên gọi của nguyên tố sẽ vinh danh một địa điểm, vùng địa lí hoặc nhà khoa học với phần đuôi phải tuân thủ những chuẩn tắc liên quan đến vị trí của nó trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố.

Tên và ký hiệu chính thức của bốn nguyên tố mới như sau:

Nguyên tố 113: nihonium (Nh);

Nguyên tố 115: moscovium (Mc);

Nguyên tố 117: tennessine (Ts);

Nguyên tố 118: oganesson (Og).

Hồi tháng Một, IUPAC đã công bố bốn nguyên tố này sẽ nằm trong Bảng tuần hoàn, dù chúng chưa được đặt tên. Sau đó, vào tháng Sáu, IUPAC đã công bố những cái tên chưa chính thức để xem phản hồi từ công chúng.

Trong thời gian để ngỏ đó, những cái tên được đề xuất dường như không vấp phải ý kiến phản đối nào, nhưng điều đó không có nghĩa là công chúng thờ ơ.

“Chúng tôi thật sự vui mừng khi nhận thấy có rất nhiều người quan tâm đến việc đặt tên cho những nguyên tố mới - các học sinh trung học viết bài luận về những cái tên khả thi và kể các em cảm thấy tự hào thế nào khi có thể tham gia vào cuộc thảo luận này,” Jan Reedijk, Trưởng ban Hóa học Vô cơ thuộc IUPAC, nói. “Giờ đây tất cả chúng ta có thể vui mừng vì bản tuần hoàn đã có dòng thứ bảy hoàn chỉnh”.

Theo IUPAC, các nhà khoa học ở Trung tâm Khoa học dựa trên máy gia tốc Nishina thuộc Viện nghiên cứu RIKEN của Nhật Bản, đã đề xuất tên nihonium, một cách để nói “Nhật Bản” trong tiếng Nhật. Kosuke Morita và các đồng nghiệp của ông đã tạo ra nguyên tố này vào ngày 12/8/2012, sau khi thực hiện va chạm các hạt nhân kẽm vào một lớp bitmut mỏng.

Giống như các nguyên tố siêu nặng khác, sau khi được tạo ra, nguyên tố 113 nhanh chóng bị phân rã, số nguyên tử của nó giảm xuống 111, 109, 107, 105, 103 và cuối cùng còn 101, Morita cho biết.

Những cái tên dành cho nguyên tố 115 và 117 được đề xuất bởi những người tạo ra chúng tại Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân, Dubna, Nga; và Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge, Tennessee; Đại học Vanderbilt, Tennessee; Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore, California – đều ở Mỹ. Hai tên gọi moscovium và tennessine đều gắn với địa danh nơi tiến hành các thí nghiệm liên quan đến việc tạo ra các nguyên tố mới.

Tên gọi oganesson dành cho nguyên tố 118 vinh danh Yuri Oganessian “vì những đóng góp tiên phong của ông trong nghiên cứu những nguyên tố siêu nặng”, theo một quan chức của IUPAC. “Thành tựu phong phú của ông bao gồm việc tạo ra những nguyên tố siêu nặng và những bước tiến đáng kể trong vật lí hạt nhân của hạt nhân siêu nặng, trong đó có bằng chứng thực nghiệm về ‘đảo ổn định’, một ý niệm cho rằng các nguyên tố siêu nặng có thể trở nên ổn định tại một điểm nào đó trong sự tồn tại của chúng.

Theo các nhà hóa học, mặc dù không có giới hạn nhất định cho số proton có thể được nén vào một hạt nhân nguyên tử, nhưng con số này càng nhiều thì nguyên tố càng kém ổn định. Còn IUPAC nhận định, vì hàng thứ bảy của Bảng tuần hoàn đã được hoàn thành với nguyên tố 118, các nhà hóa học sẽ tiếp tục nghiên cứu những nguyên tố nặng hơn thế.

.

Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ

.