Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201801/ky-thuat-cho-phep-tri-tue-nhan-tao-hoc-cac-tu-trong-mot-cuoc-doi-thoai-776996/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201801/ky-thuat-cho-phep-tri-tue-nhan-tao-hoc-cac-tu-trong-mot-cuoc-doi-thoai-776996/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Kỹ thuật cho phép trí tuệ nhân tạo học các từ trong một cuộc đối thoại - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 18/01/2018, 09:56 [GMT+7]

Kỹ thuật cho phép trí tuệ nhân tạo học các từ trong một cuộc đối thoại

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Osaka đã phát triển một phương pháp mới cho các hệ thống đối thoại. Hệ thống đối thoại (hoặc hệ thống đàm thoại), một phần của trí tuệ nhân tạo, là một hệ thống máy tính nhằm nói chuyện với con người bằng ngôn ngữ tự nhiên. Nhiều ứng dụng IVR (tương tác bằng giọng nói), robot hình người và trợ lý ảo dựa vào văn bản đã được phát triển trong những năm gần đây.

Phương pháp mới này, thông qua xác nhận tiềm ẩn, là một phương pháp để máy tính nhận được một loại từ không xác định trong nhiều cuộc đối thoại bằng cách xác nhận xem những tiên đoán của nó có chính xác hay không trong cuộc đối thoại.

Rất nhiều robot trò chuyện, trợ lý ảo và ứng dụng hỗ trợ giọng nói đã xuất hiện trong những năm gần đây; tuy nhiên, trong các hệ thống này, máy tính cơ bản trả lời các câu hỏi dựa trên những gì đã được lập trình trước. Có một phương pháp khác trong đó một máy tính học hỏi từ con người bằng cách hỏi những câu hỏi lặp đi lặp lại đơn giản; tuy nhiên, nếu máy tính chỉ hỏi những câu hỏi như "xyz là gì?" để có được kiến thức, người dùng sẽ mất thời gian quan tâm đến việc nói chuyện với máy tính.

Nhóm do Giáo sư Komatani phụ trách đã phát triển một phương pháp xác nhận tiềm ẩn theo đó máy tính nhận ra được danh từ không rõ trong cuộc trò chuyện với con người. Phương pháp này nhằm mục đích để hệ thống dự đoán loại từ không rõ từ đầu vào của người dùng trong suốt cuộc trò chuyện, đưa ra các yêu cầu xác nhận ngầm định cho người dùng, và nhận phản hồi của người dùng cho yêu cầu này. Bằng cách này, hệ thống thu thập kiến thức về các từ trong các cuộc đối thoại.

Trong phương pháp này, hệ thống quyết định liệu dự đoán có đúng hay không bằng cách sử dụng phản hồi của người dùng theo mỗi yêu cầu, ngữ cảnh, bằng cách sử dụng các kỹ thuật học máy. Học máy là một phương pháp sử dụng các thuật toán để phân tích dữ liệu, học từ nó, và sau đó thực hiện một quyết định hoặc dự đoán. Học máy bao gồm học tập có giám sát, học tập không giám sát và học tập tăng cường. Trong quá trình học có giám sát, máy tính được đào tạo với một tập các ví dụ (bộ dữ liệu) có chứa câu trả lời chính xác; thông qua đó nó có thể đưa ra phán quyết trong các tình huống khác nhau.

Ngoài ra, hiệu suất ra quyết định của hệ thống được cải thiện bằng cách lấy kết quả phân loại thu được từ các cuộc đối thoại với những người dùng khác để xem xét. Trợ lý ảo có thể nói với bất cứ ai theo cách tương tự. Tuy nhiên, khi các hệ thống đối thoại trở nên phổ biến trong tương lai, máy tính sẽ được yêu cầu phải nói chuyện bằng cách học hỏi từ đối tác đàm thoại theo tình huống. Kết quả nghiên cứu này của Nhóm là một cách tiếp cận mới để thực hiện các hệ thống đối thoại, trong đó máy tính có thể trở nên thông minh hơn thông qua cuộc trò chuyện với con người và sẽ dẫn đến sự phát triển của các hệ thống đối thoại với khả năng tùy chỉnh phản hồi với tình huống của người dùng.

.

Theo Vista

.