Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201809/thao-go-nut-that-trong-mo-rong-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-vao-san-xuat-813506/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201809/thao-go-nut-that-trong-mo-rong-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-vao-san-xuat-813506/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tháo gỡ nút thắt trong mở rộng ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 12/09/2018, 09:35 [GMT+7]

Tháo gỡ nút thắt trong mở rộng ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất

(Congannghean.vn)-Thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp góp phần nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tổ chức, quản lý là hướng đi đúng, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. Tháo gỡ những khó khăn để đẩy mạnh, nhân rộng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) đang là yêu cầu cấp bách đối với nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực sản xuất quan trọng này.

Yêu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là đòi hòi bức thiết để nâng cao năng suất lao động
Yêu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là đòi hòi bức thiết để nâng cao năng suất lao động

Trong nhiều năm trở lại đây, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp diễn ra khá mạnh mẽ. Riêng ở Nghệ An trong 10 năm gần đây đã có 350 đề tài, dự án KH-CN cấp tỉnh trên tất cả lĩnh vực, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 50%, với tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước hơn 60 tỉ đồng. Nhiều ứng dụng trong công tác khuyến nông cũng được đưa vào sản xuất thực tiễn. Nhờ đó, nền nông nghiệp Nghệ An đã có nhiều khởi sắc. Nhiều giống mới về lương thực, thực phẩm, chăn nuôi đã được khảo nghiệm và từng bước đưa vào sản xuất, mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bên cạnh đó, trên cơ sở những tiến bộ KH-CN, một số hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết đã được hình thành ở một số địa phương. Nghệ An cũng là một trong những điểm sáng về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, với sự tiên phong của TH. Từ đó đã hình thành quy trình công nghệ và xây dựng các giải pháp kỹ thuật mới, góp phần cơ giới hóa sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, năng suất và sức cạnh tranh cao; năng suất, hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều cao hơn sản xuất truyền thống. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc ứng dụng KH-CN vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản; nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế. Các sản phẩm KH-CN chưa được xây dựng, quảng bá và phát triển thành thương hiệu.

Mặt khác, KH-CN vẫn chưa phát huy vai trò là động lực, đòn bẩy trong sản xuất; các mô hình ứng dụng công nghệ cao còn nhỏ lẻ, phân bố không đồng đều, chưa giảm được nhiều sự ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu không thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn còn những rào cản trong việc tiếp cận và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Đầu tư ứng dụng KH-CN vào sản xuất, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn và kéo dài trong khi điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai ở Nghệ An chưa thực sự thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư, sợ rủi ro. Mặt khác, chi phí đầu tư cho sản xuất lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao, gây khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, số lượng nông dân và nhà đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều.

Để xây dựng một nền sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh..., giải pháp quan trọng nhất là tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Để làm được điều đó, trước hết cần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với khoa học, kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng.

Theo đó, cần tập trung tổ chức, huy động lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ về nông thôn, cùng với bà con nông dân, các doanh nghiệp, các tổ chức khuyến nông, các tổ chức chính trị, xã hội giải quyết các vấn đề về giống, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch, phát triển công nghiệp và dịch vụ, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các quy trình kỹ thuật cũng cần được chuyển giao, phổ biến cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ địa phương và người dân theo nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các lớp tập huấn theo hình thức “cầm tay chỉ việc” để cán bộ và người dân có thể triển khai được trong thực tiễn sản xuất.

Bên cạnh đó, các cấp cần chủ động ươm tạo và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, ươm tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, thử nghiệm, trình diễn các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

.

Tuệ Trang

.