Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/oto-xe-may/201611/se-thuc-hien-cac-cam-ket-ve-hang-rao-thue-xuat-khau-nhap-khau-o-to-709282/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/oto-xe-may/201611/se-thuc-hien-cac-cam-ket-ve-hang-rao-thue-xuat-khau-nhap-khau-o-to-709282/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Sẽ thực hiện các cam kết về hàng rào thuế xuất khẩu, nhập khẩu ô tô - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 16/11/2016, 14:34 [GMT+7]

Sẽ thực hiện các cam kết về hàng rào thuế xuất khẩu, nhập khẩu ô tô

Sáng 15/11, tiếp tục phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về chính sách đột phá phát triển ngành ô tô theo định hướng đầu tư của Nhà nước và các cam kết hội nhập quốc tế.

Sẽ thực hiện các cam kết về hàng rào thuế xuất khẩu, nhập khẩu ô tô

Liên quan đến ngành công nghiệp ô tô của nước ta, đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang- tỉnh Đắk Nông đặt câu hỏi công nghiệp ô tô của Việt Nam có đạt được các mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa, giá bán xe có hợp lý không? Bộ trưởng đánh giá thế nào về chất lượng xe và giá bán xe ở Việt Nam. Việc bảo hộ sản xuất xe trong nước có bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Có hiện tượng chuyển giá trong nhập khẩu phụ tùng xe lắp ráp trong nước hay không?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương - Ảnh:Đình Nam
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương - Ảnh:Đình Nam

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nêu rõ, mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô trong giai đoạn 2015- 2020 của nước ta là hình thành chuỗi sản phẩm ô tô và tăng dần tỷ lệ nội địa hóa nhằm vào một số dòng sản phẩm chính là ô tô dưới 9 chỗ ngồi cũng như ô tô tải phục vụ cho nhu cầu vận chuyển, sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, nước ta chưa đạt được mục tiêu cả về việc tham gia chuỗi cung ứng của thị trường thế giới cũng như việc tăng tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm ngành công nghiệp ô tô trong nước.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc chưa đạt được mục tiêu.

Một là, “dung lượng” thị trường trong nước vốn đã nhỏ, chúng ta lại không có chủ trương tạo ưu tiên và tạo điều kiện cho các tập đoàn đầu tư có kinh nghiệm cũng như công nghệ, có sức lan tỏa để hình thành chuỗi sản phẩm trong nước tham gia mà có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Hai là, mục tiêu của các chính sách phát triển công nghiệp ô tô đều đúng. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng ta chưa dành được sự quan tâm và đặc biệt là chưa dành sự hỗ trợ về nguồn lực cũng như chưa bảo đảm hiệu quả của các chính sách. Hệ quả là, chưa có sự liên kết và hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ và các nhà sản xuất vệ tinh để liên kết với các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam.

Ba là, vấn đề chuyển giao công nghệ và tham gia của các doanh nghiệp ô tô lớn trên thế giới trong việc phát triển cả về công nghệ cũng như thị trường sản xuất tại nước ta không bảo đảm. Chúng ta cũng chưa có những cơ chế chính sách để thúc đẩy thực hiện được việc chuyển giao công nghệ trong ngành sản xuất ô tô.

Bộ trưởng Bộ Công thương trả lời chất vấn các đại biểu
Bộ trưởng Bộ Công thương trả lời chất vấn các đại biểu

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, năm 2018, nước ta sẽ thực hiện các cam kết về hàng rào thuế xuất khẩu, nhập khẩu ô tô. Vì thế, trong thời gian tới, chiến lược công nghiệp ô tô sẽ tiếp tục được hoàn chỉnh.

Cũng theo Bộ trưởng, đến năm 2021, nước ta sẽ đạt thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.200- 3.500 USD/người. Với quy mô dân số 100 triệu dân thì đây sẽ là thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp ô tô. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta sẽ tập trung các chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn bằng các dự án có quy mô, tạo ra hiệu quả và sức lan tỏa. Trong đó, tập trung vào dòng xe dưới 9 chỗ ngồi, xe tải, xe khách; đồng thời, thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô phát triển.

Mục tiêu đến năm 2020 là đạt tỷ lệ nội địa hóa đối với các dòng xe tải từ 30- 40%, đối với xe tải, xe chuyên dụng là 25- 35%; đến năm 2025, tỷ lệ nội địa hóa các dòng xe này đạt mức 40- 50%. Như vậy, công nghiệp ô tô nước ta sẽ có điều kiện tiếp cận và tham gia vào các chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.

Chưa có bằng chứng về chuyển giá

Đề cập đến việc bảo hộ sản xuất xe trong nước có bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp hay không? Có hiện tượng chuyển giá trong nhập khẩu phụ tùng xe lắp ráp trong nước hay không? Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết không có điều kiện để bình luận sâu về vấn đề này vì còn liên quan đến thuế đánh vào các mặt hàng ô tô nhập khẩu cũng như ô tô phục vụ tại thị trường trong nước và phục vụ những nhu cầu tổng thể của nền kinh tế.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, Bộ Công thương hy vọng với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô thì những điều kiện cụ thể để phục vụ cho người tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục được cải thiện, vừa bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như bảo đảm yêu cầu phát triển nền kinh tế.

Riêng vấn đề chuyển giá trong nhập khẩu và tiêu thụ phụ tùng ô tô, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, hiện tại chưa có thông tin cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra việc thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô tới đây, Bộ Công thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thanh tra, kiểm tra vấn đề này, bảo đảm sự phát triển bền vững, tránh hiện tượng trục lợi cũng như gian lận trong hoạt động thương mại và sản xuất ô tô tại nước ta của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

.