Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201411/atgt-vung-nong-thon-mien-nui-can-huong-toi-giai-phap-dac-thu-553280/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201411/atgt-vung-nong-thon-mien-nui-can-huong-toi-giai-phap-dac-thu-553280/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
ATGT vùng nông thôn, miền núi: Cần hướng tới giải pháp đặc thù - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 02/11/2014, 13:51 [GMT+7]

ATGT vùng nông thôn, miền núi: Cần hướng tới giải pháp đặc thù

 
(Congannghean.vn)-Thời gian qua, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, điều khiến các cấp, ngành và dư luận xã hội lo lắng chính là tỉ lệ TNGT đang có xu hướng gia tăng ở vùng nông thôn, miền núi. Để từng bước giảm thiểu TNGT đòi hỏi cả một quá trình và phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống từ tỉnh đến cơ sở. Nhằm hiểu rõ hơn thực trạng TNGT và những giải pháp, phóng viên Báo Công an Nghệ An có cuộc phỏng vấn ông Võ Minh Đức, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh về vấn đề này.
 
Bài 3: Nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
 
PV: Ông có những đánh giá như thế nào về tình hình TTATGT và TNGT trên địa bàn nông thôn trong thời gian vừa qua?
Ông Võ Minh Đức, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh
Ông Võ Minh Đức, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh
 
Ông Võ Minh Đức: Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mạng lưới giao thông phát triển mạnh, nhất là phong trào bê tông hóa, từ đó xuất hiện nhiều điểm giao cắt, trong khi ý thức giác ngộ của nhân dân còn hạn chế. Họ tự do xây tường rào bao quanh, lại không có biển báo, vì vậy người dân khi tham gia giao thông bị che khuất tầm nhìn dẫn đến va quệt, tai nạn. Công tác tuyên truyền đến được người dân, nhất là nơi vùng sâu, vùng xa chưa được thường xuyên, liên tục. Một mặt do nguồn kinh phí hạn chế, mặt khác, do cán bộ ở địa phương chưa được chú trọng, dẫn đến tình trạng người dân thường xuyên vi phạm TTATGT như: Đi không đúng phần đường; đi qua đường cong, đường cua không giảm tốc độ, thậm chí không có giấy phép lái xe vẫn điều khiển phương tiện; xe trâu bò kéo chở hàng hóa cồng kềnh.
 
Cùng với đó là công tác tuần tra kiểm soát giao thông ở nông thôn, nhất là vai trò của Công an xã, phường trong việc phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu các vi phạm. Trong tuần tra kiểm soát, xử lý chưa mạnh tay, cả nể, vì thế tình trạng vi phạm TTATGT còn xảy ra nhiều, nhất là thanh niên.
 
PV: Văn phòng Ban ATGT tỉnh với vai trò là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu giúp Ban An toàn giao thông tỉnh (trực tiếp là Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban) chỉ đạo việc phối hợp liên ngành và thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT, khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn. Xin ông cho biết, thời gian qua đã có những giải pháp như thế nào?
 
Ông Võ Minh Đức: Là cơ quan chuyên trách, trực thuộc Ban ATGT tỉnh, có nhiệm vụ tham mưu Ban ATGT tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về trật tự ATGT; xây dựng chương trình, kế hoạch và biện pháp phối hợp với các ban, ngành, chính quyền các cấp trong việc thực hiện các giải pháp về đảm bảo trật tự ATGT... Đối với các giải pháp đảm bảo ATGT khu vực nông thôn, miền núi, Ban ATGT tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh có "chiến dịch" triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT, trong đó tập trung về các lỗi vi phạm thường xảy ra, bởi vì đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT. Hình thức tuyên truyền dưới nhiều cách như: Mời đội ngũ cán bộ xã, phường rồi toàn xã, tiếp đó là chiếu phim ảnh, tài liệu, tuyên truyền lưu động ở các bản.
 
Hiện nay, Ban đang dự kiến trình UBND tỉnh xin trang bị tài liệu bằng tờ rơi, sổ tay hướng dẫn tham gia giao thông ở các địa bàn nông thôn, miền núi. Bởi vì thực tế, người dân chưa biết kỹ năng đi như thế nào là không vi phạm, mà các tài liệu hiện hành như sách vở, báo chí truyền thông họ cũng chưa được tiếp cận. Vì vậy, phải đổi mới hình thức thông qua tờ rơi, sổ tay được cấp phát cho người dân để cảnh báo TNGT. Ngoài ra, Ban đang có ý tưởng treo biển ở các đường, ngõ, vận động nhân dân hưởng ứng. Về lâu dài, Ban ATGT sẽ thực hiện xây dựng Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT trong vùng nông thôn".
 
Lực lượng CSGT tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm nhằm hạn chế TNGT
Lực lượng CSGT tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm nhằm hạn chế TNGT
 
Đối với công tác tuần tra kiểm soát giao thông, Ban ATGT đã đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo Công an huyện, thị tập huấn cho cán bộ Công an cấp xã trong hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm đúng người, đúng lỗi, đúng quy định, gắn với việc tổng kết, đánh giá, khuyến kích đưa tiêu chí giao thông (gia đình không vi phạm pháp luật ATGT) đối với người dân vào bình xét hàng năm. Riêng với tổ chức, đoàn thể, tỉnh đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc phối hợp Tỉnh đoàn, trong đó vai trò chính là Mặt trận Tổ quốc tổ chức kiểm điểm vi phạm ở vùng nông thôn theo thông báo của cơ quan Công an trên loa phát thanh xã.
 
Ban đã phát đĩa truyền thanh đến tận thôn, bản, yêu cầu phát 2 lần/ngày để nhân dân được biết. Đề nghị Tỉnh đoàn thực hiện theo dõi, nhận xét về đoàn viên, thanh niên ở dân cư về chấp hành pháp luật ATGT ở nơi cư trú, nhất là khi đoàn viên chuyển sinh hoạt, nhận công tác, chuyển trường học. Tổ chức Đoàn cần làm tốt việc tuyên truyền ngay trong đội ngũ đoàn viên, thanh thiếu niên vì đây cũng là đối tượng gây ra nhiều vụ tai nạn nhất.
 
Về hạ tầng giao thông, Ban ATGT đề nghị Hội Nông dân tỉnh quán triệt đến các cấp hội và hội viên nông dân thực hiện không phơi rơm rạ, nông sản, chăn thả gia súc; vận động từng hộ nông dân tháo dỡ các điểm che khuất tầm nhìn, hạn chế TNGT; tiếp tục khảo sát các "điểm đen" giao thông để khắc phục, bổ sung một số đèn cảnh báo TNGT bằng năng lượng mặt trời, lắp đặt hộ lan. Ngoài ra, tiếp tục tham mưu ngành chức năng trong việc đào tạo, cấp giấy phép lái xe theo hướng có lợi, phù hợp đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông thôn.
 
Thực hiện Kế hoạch số 33/UBNATGTQG ngày 17/2/2014 của Ủy ban ATGT quốc gia về tăng cường giải pháp đảm bảo trật tự, ATGT trên địa bàn nông thôn, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 167 ngày 11/4 về tăng cường các giải pháp đảm bảo TTATGT tại các địa bàn nông thôn, miền núi ở Nghệ An. Với  sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác đảm bảo an toàn giao thông trong 10 tháng năm 2014 tiếp tục có nhiều chuyển biến. Thời gian còn lại của năm 2014 không nhiều, nhưng tình hình an toàn giao thông tiếp tục dự báo có những diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực cao nhất của các ngành, các cấp, nhất là lực lượng trực tiếp làm công tác đảm bảo an toàn giao thông, phấn đấu giảm TNGT trên cả 3 tiêu chí, góp phần đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
 
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
             
.

Xuân Thống (Thực hiện)