Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201609/mat-an-toan-phong-chay-chua-chay-tai-cac-co-so-kinh-doanh-karaoke-701026/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201609/mat-an-toan-phong-chay-chua-chay-tai-cac-co-so-kinh-doanh-karaoke-701026/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Mất an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh karaoke - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 27/09/2016, 09:56 [GMT+7]

Mất an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh karaoke

(Congannghean.vn)-Kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke là một trong những loại hình thường xuyên xảy ra cháy và gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng ý thức được điều này và có sự quan tâm, đầu tư đúng mực về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Vụ cháy quán karaoke 8 tầng ở phố Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội vừa xảy ra vào ngày 17/9 là một ví dụ. Thời điểm bị cháy, quán karaoke đang trong quá trình sửa chữa nhưng vẫn hoạt động. Điều đáng nói là cơ sở này chưa được cấp phép hoạt động kinh doanh, không đảm bảo điều kiện về PCCC và từng bị kiểm tra, nhắc nhở nhiều lần song vẫn vi phạm.

Các điểm kinh doanh karaoke luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao nên các chủ cơ sở, nhân viên cần quan tâm công tác PCCC (Trong ảnh: Lực lượng chữa cháy triển khai chữa cháy tại quán Karaoke ZoZo ở quận Thanh Xuân, Hà Nội ngày 31/8/2016)
Các điểm kinh doanh karaoke luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao nên các chủ cơ sở, nhân viên cần quan tâm công tác PCCC (Trong ảnh: Lực lượng chữa cháy triển khai chữa cháy tại quán Karaoke ZoZo ở quận Thanh Xuân, Hà Nội ngày 31/8/2016)

Tại Nghệ An, trong 2 năm trở lại đây chưa ghi nhận vụ cháy, nổ nào tại các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, dịch vụ vui chơi giải trí. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta xem nhẹ vấn đề này. Những năm gần đây, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke và vui chơi, giải trí trên địa bàn có chiều hướng gia tăng về số lượng, quy mô, thay đổi nhiều về hình thức hoạt động, gây mất ANTT, tiềm ẩn nguy hiểm cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 316 cơ sở được lập hồ sơ quản lý về công tác PCCC (trong đó có 1 rạp chiếu phim, 1 vũ trường, 314 cơ sở kinh doanh karaoke). Trong số này có nhiều cơ sở hoạt động với quy mô nhỏ được cải tạo từ nhà ở, công trình khác không đúng với mục đích sử dụng, không đảm bảo an toàn PCCC. Trong khi đó, loại hình kinh doanh này chủ yếu là vật liệu dễ cháy như đệm mút, thiết bị cách âm trên tường có tốc độ cháy lan nhanh, khi cháy sinh ra những sản phẩm cháy độc hại.

Là đơn vị quản lý, trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra về PCCC, trong năm 2016, Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, Cảnh sát PC&CC Nghệ An đã tiến hành kiểm tra, phúc tra an toàn về PCCC đối với các cơ sở này. Theo kết quả kiểm tra, nhiều chủ cơ sở chưa chấp hành đầy đủ quy định về an toàn PCCC. Căn cứ phụ lục IV, Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường có khối tích từ 1.500 m3 phải lập hồ sơ thiết kế và gửi cơ quan Cảnh sát PC&CC để thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC trước khi đưa cơ sở vào hoạt động. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp thuộc danh mục nhưng chưa thẩm duyệt đã đi vào hoạt động. Đối với cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường có khối tích dưới 1.500 m3 phải trang bị phương tiện, thiết bị PCCC đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC.

Việc chấp hành nội quy, quy định PCCC ở một số cơ sở vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Theo Thông tư 47/2015 của Bộ Công an, các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn PCCC nghiêm ngặt. Theo đó, tường, vách ngăn, trần treo của lối thoát nạn, các buồng, vật liệu trang trí phải được làm bằng vật liệu chống cháy hoặc khó cháy. Các hệ thống chống sét, điện, chống tĩnh điện và việc bố trí các thiết bị này phải đảm bảo yêu cầu an toàn PCCC. Thiết kế lắp đặt biển quảng cáo phải đảm bảo các yêu cầu vật tư, chiếu sáng, quy chuẩn xây dựng biển ngoài trời không che kín cả nhà lấp lối thoát nạn, ban công. Tuy nhiên, thực tế hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ này đều vi phạm.

Theo Đại úy Vương Thăng Long, Phòng Hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy, cán bộ kiểm tra trực tiếp quản lý các cơ sở này thì, trong số 316 cơ sở đã có 251 cơ sở được cơ quan chức năng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT, còn 65 cơ sở chưa được cấp phép. Các lỗi vi phạm chủ yếu như xây dựng phương án chữa cháy không đảm bảo, hồ sơ theo dõi, quản lý công tác PCCC, trang thiết bị chữa cháy không đầy đủ. Nhiều cơ sở sử dụng nguồn nhiệt không đảm bảo an toàn PCCC; tự ý thay đổi kết cấu lắp đặt, sử dụng các thiết bị phát âm thanh, ánh sáng công suất lớn không đảm bảo an toàn đối với hệ thống điện.

Một lỗi vi phạm chủ yếu đó là các cơ sở này không đảm bảo yêu cầu về lối thoát nạn. Trên lối thoát nạn, hành lang bố trí nhiều gương gây cản trở đến công tác thoát nạn. Chưa kể các cửa phòng hát karaoke hiện nay đều có hướng mở vào trong, tức là mở ngược chiều thoát nạn, trong khi theo quy định đối với phòng hát từ 15 người trở lên hướng cửa thoát nạn phải mở ra ngoài. Trong khi đó, các phòng hát đều được thiết kế kín, cách âm nên nếu không may xảy ra sự cố thì việc báo động, hô hoán cho mọi người ra khỏi phòng hát là rất khó. Ngoài ra, hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn có nhưng hầu hết đã bị hư hỏng, che khuất hoặc không đưa vào sử dụng.

Qua tìm hiểu, nhiều cơ sở kinh doanh loại hình này còn tự phát, chuyển đổi từ nhà ở gia đình, công trình khác để hoạt động nên chưa qua thẩm duyệt, thiết kế về PCCC. Vì vậy, các tiêu chuẩn, quy định về PCCC không được thực hiện. Diện tích các cơ sở chuyển đổi đa phần lại chật hẹp, không đảm bảo để cải tạo bố trí thêm các lối, hành lang thoát nạn. Tính đến thời điểm này, mới chỉ có 6 cơ sở đã tiến hành thẩm duyệt. Đại úy Vương Thăng Long cho biết thêm: “Ý thức chấp hành các quy định PCCC của một số cơ sở còn hạn chế, thiếu tự giác, chưa coi trọng công tác PCCC, người đứng đầu làm ngơ kéo theo nhân viên cũng không được phổ biến pháp luật và tập huấn nghiệp vụ PCCC. Chưa kể hầu hết nhân viên ở đây chủ yếu là hợp đồng mùa vụ, thường xuyên thay đổi nên việc huấn luyện cũng khó được thực hiện”.

Trở lại vụ hỏa hoạn tại cơ sở karaoke Nguyễn Khang, Hà Nội, trước khi xảy ra vụ cháy, đoàn kiểm tra của UBND phường đã lập biên bản vi phạm, giao cho Công an phường giám sát, thực hiện các yêu cầu quy định về an toàn cháy, nổ. Thế nhưng, bất chấp những động thái trên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động và để xảy ra sự cố. Đối với những cơ sở chưa đủ điều kiện mà vẫn hoạt động vì việc xử lý mới chỉ dừng lại ở mức xử phạt dẫn đến việc khắc phục chưa được triệt kể, các chủ cơ sở vẫn phớt lờ hoặc cố tình vi phạm. Nếu như không có các biện pháp mạnh tay như đình chỉ kinh doanh, đóng cửa... thì e rằng công tác đảm bảo an toàn PCCC ở các cơ sở này vẫn bị xem nhẹ. 

.

Huyền Thương

.