Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201705/hoan-thien-chinh-sach-che-tai-hinh-su-xu-ly-vi-pham-ve-moi-truong-739016/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201705/hoan-thien-chinh-sach-che-tai-hinh-su-xu-ly-vi-pham-ve-moi-truong-739016/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hoàn thiện chính sách, chế tài hình sự xử lý vi phạm về môi trường - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 23/05/2017, 07:59 [GMT+7]

Hoàn thiện chính sách, chế tài hình sự xử lý vi phạm về môi trường

Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường quản lý và thực hiện nhiều giải pháp về bảo vệ môi trường; kiên quyết thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên; rà soát các dự án thủy điện ở Tây Nguyên, không cấp phép các dự án thủy điện có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái...
 
Đây là quan điểm và chỉ đạo kiên quyết của Chính phủ đối với các vấn đề môi trường được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ trình bày sáng ngày 22/5 trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIV.
 
Theo đó, Chính phủ  tập trung rà soát các quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường; kiên quyết không cấp phép, dừng chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm cao; xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về môi trường. Chỉ đạo các ngành, các cấp kiên quyết xử lý tình trạng khai thác đá, cát sỏi trái phép. Môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã trở lại bình thường, sản xuất kinh doanh, khai thác thủy sản phục hồi, đã thu hút được lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.Nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến rõ nét, cả đối với cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội.
 
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết, Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận tình hình ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi vẫn diễn biến phức tạp. Xử lý vi phạm về môi trường còn bất cập; chế tài chưa nghiêm. Tình trạng chặt phá rừng, khai thác khoáng sản, cát sỏi trái phép còn diễn ra tại nhiều địa bàn. Sạt lở bờ sông, ven biển xảy ra nghiêm trọng ở một số tỉnh ĐBSCL.
 
“Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách và chế tài hình sự liên quan đến các vi phạm về môi trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra, giám sát thực thi pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và xử lý nghiêm vi phạm. Có giải pháp hiệu quả huy động nguồn lực xã hội để xử lý các vấn đề môi trường, nhất là xử lý chất thải, tái chế, phát triển xanh và năng lượng sạch”, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết.
 
Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng bộ tiêu chí và thực hiện việc xếp hạng chất lượng bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm các quy hoạch liên quan đến môi trường, trong đó có quy hoạch về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại. Tập trung cải thiện chất lượng và xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là các lưu vực sông, làng nghề, khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư tập trung ở nông thôn. Tăng cường quan trắc, giám sát môi trường, tài nguyên nước và tài nguyên, môi trường biển. Thực hiện nghiêm đóng cửa rừng tự nhiên và bảo vệ, phát triển rừng; kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản; không để lâm tặc, cát tặc tiếp diễn, lộng hành. Làm tốt công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và năng lực của các cơ quan chức năng, cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ về bảo vệ môi trường.
 
“Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta ngày càng nhanh, Chính phủ chỉ đạo tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp cả trước mắt và lâu dài chủ động ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, nhất là ở Trung bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL; tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chống ngập, từng bước khắc phục tình trạng ngập úng tại một số thành phố lớn”, Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý.
 
Bảo đảm trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài
 
Đề cập đến tình hình trật tự an toàn xã hội, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết: Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm trật tự an toàn xã hội; tăng cường phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ. Xử lý kịp thời nhiều vụ việc phức tạp, chủ động ngăn chặn các vụ kích động tụ tập đông người, gây rối. Đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Số vụ phạm pháp hình sự giảm. Tình hình trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm.
 
Tuy nhiên, tình hình trên một số địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp. Xảy ra một số vụ trọng án, chống người thi hành công vụ và tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng. Việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết dứt điểm, phát sinh những điểm nóng, phần lớn liên quan đến đất đai (trên 60%). Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, kéo dài, phức tạp, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn thời gian vừa qua.
 
Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định: Chính phủ coi bảo đảm trật tự an toàn xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của hệ thống hành chính, nhất là các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương, cơ sở. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương, đơn vị; chủ động bám sát, nắm chắc địa bàn, không để xảy ra tình hình phức tạp; không để các thế lực thù địch, phản động lôi kéo, kích động gây bất ổn về an ninh trật tự; bảo đảm an toàn cho sản xuất và đời sống của nhân dân. 
 
Ban hành và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tội phạm. Tổ chức các đợt cao điểm đấu tranh, phòng chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại. Đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao,tội phạm tham nhũng. Xử lý nghiêm các hành vi chống người thi hành công vụ. Giải quyết tốt các khiếu nại tố cáo ngay từ khi phát sinh ở cấp cơ sở; đồng thời tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng. Kiên quyết đấu tranh, phản bác những thông tin sai trái, độc hại, lợi dụng “dân chủ nhân quyền” chống phá Đảng, Nhà nước.
.

Nguồn: Lê Sơn/Chinhphu.vn

.