Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201705/xung-quanh-hanh-dong-vi-pham-phap-luat-cua-cac-linh-muc-cuc-doan-thoi-gian-qua-bai-1-khi-linh-muc-nguyen-dinh-thuc-co-dam-an-xoi-740471/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201705/xung-quanh-hanh-dong-vi-pham-phap-luat-cua-cac-linh-muc-cuc-doan-thoi-gian-qua-bai-1-khi-linh-muc-nguyen-dinh-thuc-co-dam-an-xoi-740471/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bài 1: Khi Linh mục Nguyễn Đình Thục 'cố đấm ăn xôi' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 31/05/2017, 14:54 [GMT+7]
Xung quanh hành động vi phạm pháp luật của các linh mục cực đoan thời gian qua

Bài 1: Khi Linh mục Nguyễn Đình Thục 'cố đấm ăn xôi'

(Congannghean.vn)-Việc cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ đối tượng Hoàng Đức Bình, từ thủ tục pháp lý đến quy trình bắt giữ đều tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Điều này đã được thể hiện rõ ràng trên thực tế, được nhân dân, cộng đồng dư luận ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, hình như, một số linh mục cực đoan, người “chủ chòm” trong hoạt động gây rối, cố ý làm phức tạp tình hình ngày 15/5 vẫn cố tình không chịu hiểu và chấp nhận hiện thực đó.

Việc linh mục Nguyễn Đình Thục tụ tập giáo dân khiến nhiều phương tiện giao thông bị ách tắc cục bộ trên QL1A
Việc linh mục Nguyễn Đình Thục tụ tập giáo dân khiến nhiều phương tiện giao thông bị ách tắc cục bộ trên QL1A.

Nhìn nhận khách quan sự việc ngày 15/5, những người dân hiểu biết và tôn trọng pháp luật đều “không thể chấp nhận nổi” hành vi của Nguyễn Đình Thục, linh mục quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu và một số đối tượng quá khích. Từ bóp méo sự thật, kêu gọi giáo dân tụ tập gây cản trở giao thông đến hành vi đòi thả đối tượng vi phạm pháp luật Hoàng Đức Bình.

Sau sự việc ngày 15/5, để chứng tỏ cho “nỗ lực không biết mệt mỏi” của mình (còn vì lý do gì, vì ai, xin được bàn sau), linh mục Thục đã có nhiều hoạt động gây phức tạp tình hình. Ngay trong ngày 16/5, Nguyễn Đình Thục, linh mục quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc đã đến Giáo xứ Bùi Ngọa, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên để thăm, động viên gia đình Bình. Tại đây, Nguyễn Đình Thục đã hết lời ca ngợi “những cống hiến” của Bình khi trò chuyện với giáo dân xứ Bùi Ngọa, xã Hưng Trung. Sau đó, linh mục Thục đã kêu gọi hiệp thông cầu nguyện cho Bình.

Chưa dừng lại ở đó, linh mục Thục còn làm một bản tường trình và tuyên bố phản đối “Công an bắt người trái phép ngày 15/5/2017”. Trong cái gọi là “bản tuyên bố” trên, linh mục Thục cho rằng: “Từ sự việc xảy ra như trên, tôi nhận định rằng việc Cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng xe, sau đó có những người mặc thường phục xông vào bắt một người ngồi trong xe mang đi là vi phạm pháp luật”. Và rằng, “Hành động một đoàn người do Công an tổ chức chờ xe chúng tôi dừng lại theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông để xông vào giật cửa xe và thô bạo kéo anh Bình đang ngồi trong xe mang ra khỏi xe và đem đi mất mà không nói một lời, là hành động bắt cóc người bất hợp pháp… Từ sự việc và nhận định trên, tôi tuyên bố phản đối hành vi bắt cóc người bất hợp pháp của Công an trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

Một số giáo dân bị kích động kéo đến tụ tập trước trụ sở Công an huyện Diễn Châu
Một số giáo dân bị kích động kéo đến tụ tập trước trụ sở Công an huyện Diễn Châu.

Trong đó, để minh chứng cho những lập luận trên của mình, linh mục Thục còn viện dẫn một số điều luật đi kèm. Nhưng hình như, vị “chủ chăn” của giáo xứ Song Ngọc hiểu chưa hết, hoặc cố tình hiểu sai lệch các điều luật đi kèm.

Cụ thể, linh mục Thục viện dẫn 2 nội dung đi kèm: “Việc bắt phải có lệnh và người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, phải có đại diện chính quyền địa phương, người láng giềng và người làm chứng”; và “Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe”. Trên thực tế, nội dung quy định về việc bắt người vi phạm pháp luật đã được thể hiện rõ trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thứ nhất, theo Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, “Người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt “phải thông báo ngay” cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết”. Điều đó có nghĩa, cơ quan tố tụng không có trách nhiệm thông báo, giải thích cho linh mục Thục và những người ngồi trên xe. Những người này không phải là gia đình hay đại diện chính quyền địa phương của Hoàng Đức Bình.

Thứ hai, một điểm cần lưu ý, Bộ luật Tố tụng hình sự cho phép cơ quan điều tra không nhất thiết phải “thông báo ngay” việc bắt người nếu nhận thấy thông báo sẽ gây “cản trở việc điều tra”. Cơ quan chức năng có thể đọc, giải thích trước hoặc sau lúc bắt. Ở đây, lực lượng chức năng đã thông báo sau thời điểm bắt và vẫn đầy đủ, đúng  với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thứ ba, để phòng ngừa tội phạm có thể bỏ trốn hoặc chống trả lực lượng chức năng thì việc cơ quan liên quan yêu cầu các lực lượng khác như Cảnh sát giao thông, quần chúng nhân dân phối hợp trong việc bắt giữ đối tượng phạm tội là điều hết sức bình thường. Trên thực tế, những người phạm tội với đầy đủ chứng cứ, tài liệu chứng minh hành vi phạm tội thì việc cơ quan tố tụng có quyền bắt và xử lý. Việc người bị bắt nói mình vô tội chỉ là phản ứng đơn thuần.

Những hành động “cố đấm ăn xôi” của linh mục Thục trong thời gian qua khiến người dân dần dần nhận ra nhiều ý đồ phía sau. Phải chăng Hoàng Đức Bình là “người thân cận” mà linh mục Thục không muốn, hoặc không thể để mất? Nếu mất Bình, linh mục Thục sẽ chẳng còn người cố vấn để tiến hành nhiều hoạt động gây rối? Phải chăng, linh mục Thục sợ rằng, việc Bình bị bắt có thể sẽ khiến mình mất đi cánh tay đắc lực giúp sức hoạt động chống phá. Hay chăng, việc ông "Phó Chủ tịch phong trào Lao động Việt" bị bắt giữ cũng khiến mối liên hệ giữa linh mục Thục với "Lao động Việt" sẽ khó khăn hơn. Và vì thế, nguồn hỗ trợ cũng vơi cạn hơn rất nhiều? Trong lúc đó, Bạch Hồng Quyền cũng đang bị truy nã toàn quốc, những đối tượng chống phá xung quanh cũng “co vòi”.

Giờ đây, linh mục Thục đang ở trong tình cảnh, khi mà cộng đồng dư luận, người dân đã quay lưng lại; khi mà những hoạt động kích động, cố tình làm phức tạp tình hình của quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc đã bị vạch trần; khi mà người ta dần nhận ra đức tin của mình đang bị linh mục Thục lợi dụng. Và thực tế, càng tổ chức nhiều hoạt động để “diễn trò”, bản chất chống phá của linh mục Thục càng thể hiện rõ. Người dân không còn nhận ra một vị linh mục luôn răn dạy giáo dân sống yêu thương, chăm lo xây dựng giáo hội; thay vào đó là một người lợi dụng đức tin, nhân danh đức Chúa để mưu lợi cá nhân, đẩy con chiên bỏ ruộng vườn để ra đường giữa trời nắng gắt.

Và dù có chống chế như thế nào thì việc linh mục Thục có liên kết chặt chẽ với những kẻ như Emily, Hoàng Đức Bình, Bạch Hồng Quyền... đã làm xấu đi hình ảnh một vị linh mục. Đó không phải là hình ảnh của người linh mục với trách nhiệm cao cả là chăm lo dân Chúa, xây dựng giáo hội ngày càng tốt đời đẹp đạo.

(Còn nữa)

.

Trần Lâm

.