Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201710/dung-de-la-nan-nhan-cua-bon-lua-dao-xin-viec-761728/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201710/dung-de-la-nan-nhan-cua-bon-lua-dao-xin-viec-761728/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đừng để là nạn nhân của bọn lừa đảo xin việc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 13/10/2017, 08:38 [GMT+7]

Đừng để là nạn nhân của bọn lừa đảo xin việc

Lừa đảo xin việc đã được cảnh báo rất nhiều song không ít gia đình vẫn trở thành nạn nhân của những chiêu trò này. Các đối tượng thường lợi dụng tâm lý sốt sắng tìm việc làm của người dân để lừa đảo. Sau khi cầm được tiền trong tay chúng đã tìm mọi lý do, hàng loạt lời hứa để chiếm đoạt tiền của người đi xin việc, điều này gây thiệt hại về kinh tế cũng như bất an trong xã hội.
 
Đã có nhiều cảnh tỉnh, nhiều đối tượng đã bị bắt nhưng những vụ lừa đảo xin việc vẫn liên tục xảy ra. Số tiền mà người dân ki cóp bằng mồ hôi, nước mắt, vay mượn đưa cho những đối tượng lừa đảo này sẽ khó lấy lại được.
 
Ngày 12/6 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Linh Lan (47 tuổi, trú đường Phan Chu Trinh, TP. Huế) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
 
Đối tượng Nguyễn Linh Lan tự nhận mình có nhiều mối quan hệ có thể xin việc tại nhiều sở, ban ngành với mức giá từ 150 đến 300 triệu đồng. Nhiều gia đình trên địa bàn từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có nhu cầu tìm việc cho người thân đã tìm đến đối tượng này để nhờ giúp đỡ nhưng tất cả chỉ là những lời hứa suông. Đối tượng Lan đã lừa đảo của người dân với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Nhiều người đã bị lừa đảo mất tiền oan để xin việc làm
Nhiều người đã bị lừa đảo mất tiền oan để xin việc làm
Cũng với trò xin việc, nhiều đối tượng đã bị bắt và nhận những hình phạt thích đáng của pháp luật. Điển hình như Võ Thị Minh Nguyệt, thời gian công tác tại Liên Đoàn lao động tỉnh Đắk Lắk Nguyệt đã lợi dụng tín nhiệm để lừa đảo. Ngày 26.06.2017 TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo 12 năm tù và buộc phải trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại. Cụ thể, từ tháng 4/2012 đến 4/2013, mặc dù không có khả năng xin việc vào một số cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nhưng Nguyệt đã “tung tin” mình có khả năng để chiếm đoạt 560 triệu đồng của 7 người. Không những thế, đối tượng còn tiếp tục vay của bà Bùi Thị Hồng Vân 200 triệu đồng để đáo hạn ngân hàng. Số tiền vay được, Nguyệt không đáo hạn ngân hàng mà dùng để trả nợ cá nhân, đến hạn Nguyệt chỉ trả cho bà Vân 10 triệu đồng. Người bị hại đã làm đơn tố cáo Nguyệt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó đối tượng đã bị công an TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bắt giữ.
 
Trước khi bị bắt Võ Thị Minh Nguyệt là một chuyên viên của Liên đoàn Lao động tỉnh Đăk Lăk. Với vỏ bọc này đối tượng đã dễ dàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người với số tiền lên đến 750 triệu đồng. 
 
Đối tượng Nguyệt thường tung tin mình có khả năng xin việc vào các cơ quan ban ngành. Để tạo thêm niềm tin cho người bị hại, Nguyệt đã khoe xin được việc cho rất nhiều người.
 
Với khả năng ăn nói và mác là một chuyên viên làm việc tại liên đoàn lao động tỉnh thì người bị hại khó có thể không mắc bẫy của đối tượng. Vì vậy nhiều người đã đến nhờ Nguyệt xin việc cho người thân của mình.
 
Thời gian gần đây, cơ quan nhà nước thì đang cắt giảm biên chế, Sinh viên thì ra trường ngày một đông, vì vậy xin việc vào các cơ quan nhà nước là điều không thể.
 
Khi bị đồi tiền, đối tượng lừa đảo thường tìm cách tránh né, lẩn trốn hoặc tìm mọi lý do để không phải trả tiền cho người bị hại.
 
Lợi dụng vào công việc của mình, đối tượng Nguyệt còn tìm cách vay thêm tiền để tiêu xài.
 
Với mức thu nhập của một chuyên viên nhà nước không cao, lại ham tiêu sài hoang phí, Võ Thị Minh Nguyệt đã không có khả năng chi trả số tiền đã vay mượn và lừa đảo xin việc. Một số gia đình người bị hại đã đến cơ quan chức năng để tố cáo đối tượng này.
 
Lưu ý:
-         Đối tượng lừa đảo lợi dụng tâm lý nôn nóng của các bậc phụ huynh muốn con em ra trường có công ăn việc làm ổn định trong cơ quan nhà nước.
-         Những kẻ lừa đảo thường cung cấp thông tin gian dối và có biểu hiện không đoàng hoàng.
-         Tìm hiểu thông tin về nhu cầu tuyển dụng của cơ quan tổ chức và tự xét năng lực của bản thân trước khi có ý định nhờ giúp đỡ.
-         Đưa tiền cho đối tượng để chạy việc cho con em mình cũng có thể dẫn đến yếu tố cấu thành tội phạm.
 
Mong muốn được làm việc, có công việc và thu nhập ổn định cho mình hay người thân của mình là cần thiết. Nhưng cũng cần tỉnh táo để tránh tình trạng tiền mất mà việc thì chẳng thấy đâu.

 

.

Nguồn: ANTV

.