Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201802/tu-vu-cong-an-beu-ten-nguoi-mua-ban-dam-nhung-vi-pham-nao-bi-beu-ten-779763/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201802/tu-vu-cong-an-beu-ten-nguoi-mua-ban-dam-nhung-vi-pham-nao-bi-beu-ten-779763/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Từ vụ công an bêu tên người mua bán dâm: Những vi phạm nào bị 'bêu tên'? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 04/02/2018, 15:28 [GMT+7]

Từ vụ công an bêu tên người mua bán dâm: Những vi phạm nào bị 'bêu tên'?

'Điều 72 cũng chỉ nêu việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của UBND cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính', LS Hoan nhấn mạnh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Từ vụ việc cán bộ Công an TT.Dương Đông (Phú Quốc, Kiên Giang) đứng ở nơi công cộng phát loa danh tính, hoàn cảnh, nhân thân, mô tả chi tiết hành vi mua bán dâm của 4 cá nhân, gây bất bình trong dư luận, câu hỏi đặt ra là những vi phạm nào thì luật cho phép “bêu tên”?

 
Theo Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TPHCM, tại điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 đã viện dẫn chi tiết, cụ thể rằng chỉ cho phép công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về “an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả” mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội.
 
“Lưu ý là tại điều 72 cũng chỉ nêu việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của UBND cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính”, Luật sư Hoan nhấn mạnh và khẳng định hiện không có quy định pháp luật nào cho công khai quyết định xử phạt hành chính, “bêu tên” người có hành vi môi giới, mua, bán dâm bằng hình thức đọc thông báo tại nơi công cộng, tại địa phương.
 
“Công an TT.Dương Đông không thừa nhận việc tổ chức giáo dục bằng cách "bêu tên" đối tượng mua, bán dâm ngay tại vỉa hè là sai trái, mà còn cho rằng họ làm đúng quy trình, căn cứ vào Công văn số 700 của Tỉnh ủy Kiên Giang, Công văn của Giám đốc công an tỉnh và Công văn số 520 của Huyện ủy Phú Quốc về việc chỉ đạo và ban hành quy trình xây dựng mô hình tổ nhân dân tự quản không tội phạm về tệ nạn xã hội, trong quản lý người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, dù có làm theo công văn nào thì các quy định đó vẫn dưới luật. Vì vậy, việc làm đó là sai trái”, Luật sư Hoan nói.
 
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Đoàn Luật sư TPHCM, cũng khẳng định những hành vi vi phạm có thể bị công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng được quy định tại điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính. “Hành vi mua, bán dâm không được liệt kê tại điều 72 này, có nghĩa luật đã lường trước những hành vi vi phạm hành chính mà việc công bố có thể ảnh hưởng đến quyền nhân thân”, Luật sư Hưng nhìn nhận.
 
Vì sao không công khai danh tính người mua, bán dâm ?
 
Luật sư Hưng chia sẻ, trong 10 năm trở lại đây, trên các diễn đàn chính thống và cả không chính thống đã nhiều lần tranh cãi có nên hợp pháp hóa hoạt động mại dâm hay không, nhưng đến nay mại dâm vẫn bị cấm. Mặt khác, các diễn đàn cũng mở ra cuộc tranh luận có nên công khai thông tin người mua, bán dâm để hạn chế, phòng ngừa hoạt động này. Ý kiến tranh luận thì chưa ngã ngũ, nhưng Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không cho phép công khai tên tuổi, nhân thân người mua, bán dâm.
 
“Mại dâm, đối với người mua suy cho cùng đó là một nhu cầu, một vài trường hợp còn là bệnh lý. Tuy nhiên, lạm dụng, kinh doanh thân xác phụ nữ bằng hình thức mại dâm thì rất đáng lên án. Vì thế, bộ luật hình sự đã không truy cứu trách nhiệm người mua, bán dâm mà chỉ truy cứu người có hành vi chứa và môi giới mại dâm. Ở góc độ đạo đức và truyền thống của người Á đông, người mua hay bán dâm đều bị xã hội khinh bỉ và lên án, điều đó có nghĩa nếu thông tin người mua, bán dâm bị lộ ra ngoài thì uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng, có khi họ không còn lối thoát”, Luật sư Hưng phân tích và nhắn nhủ: “Đừng nghĩ mại dâm là tận đáy xã hội. Đôi khi họ cũng chỉ là nạn nhân, hệ quả của hoàn cảnh khi bước vào con đường này. Trong khi chúng ta chưa thể quản lý được, thì cũng không nên dùng các công cụ pháp luật phi nhân đạo để chà đạp lên nhân phẩm của họ”.
 
Xâm phạm sẽ bị xử lý hình sự
 
Theo ông Đinh Văn Quế (nguyên Chánh tòa hình sự TAND tối cao), ở các nước, kể cả những nước cho phép phụ nữ hành nghề bán dâm, thì danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ làm nghề này vẫn được pháp luật bảo vệ tuyệt đối. Ngay cả khi người phụ nữ hành nghề bán dâm trái phép bị tập trung cải tạo trong các trại thì danh tính của họ vẫn được nhà nước bảo vệ rất chặt chẽ. Ai xâm phạm sẽ bị xử lý hình sự ngay.
 
Còn nhớ nhiều lần đi nước ngoài, chúng tôi được phía bạn cho đến thăm các “trại cải tạo” đối với phụ nữ bán dâm, nhưng trước khi vào cổng, tất cả máy ảnh, điện thoại hoặc bất cứ phương tiện có thể ghi âm, ghi hình nào cũng phải gửi ở ngoài. Trước khi vào trại được cán bộ phụ trách phổ biến rất kỹ là không được tiếp xúc với người bị lao động cải tạo. Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí có thể bị đi tù.
 
Việc làm của Công an TT.Dương Đông không nên nói rằng là cần thiết hay không cần thiết, mà đó là ý chí, quan điểm sai trái, vi phạm pháp luật của một cá nhân, nhóm tập thể gây bức xúc cho dư luận.
.

Nguồn: Chinhphu.vn

.