Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/an-toan-giao-thong/201801/10-nam-trien-khai-thuc-hien-quy-dinh-bat-buoc-doi-mu-bao-hiem-doi-voi-nguoi-di-moto-xe-gan-may-thap-ky-dong-hanh-vi-su-an-toan-cua-ban-774688/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/an-toan-giao-thong/201801/10-nam-trien-khai-thuc-hien-quy-dinh-bat-buoc-doi-mu-bao-hiem-doi-voi-nguoi-di-moto-xe-gan-may-thap-ky-dong-hanh-vi-su-an-toan-cua-ban-774688/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thập kỷ đồng hành vì sự an toàn của bạn! - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 03/01/2018, 09:06 [GMT+7]
10 năm triển khai thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi môtô, xe gắn máy

Thập kỷ đồng hành vì sự an toàn của bạn!

(Congannghean.vn)-Được triển khai từ tháng 12/2007, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy được đánh giá là chủ trương hết sức ý nghĩa, nhân văn và thiết thực, bước đầu hình thành nên "văn hóa đội mũ bảo hiểm" trong ý thức của phần lớn người dân. Đây cũng chính là khoảng thời gian khẳng định một thập kỷ giành lại mạng sống cho hàng nghìn người tham gia giao thông.

Bước chuyển biến trong nhận thức

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông, ngày 22/7/2007, tại Hội nghị an toàn giao thông toàn quốc tổ chức tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phát động toàn dân thực hiện chủ trương đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe gắn máy, giao nhiệm vụ cho Uỷ ban ATGT Quốc gia xây dựng kế hoạch chi tiết tuyên truyền về những nội dung cơ bản và lộ trình thực hiện.

Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban ATGT tỉnh, Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn lái xe và trao mũ bảo hiểm cho học sinh
Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban ATGT tỉnh, Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn lái xe và trao mũ bảo hiểm cho học sinh

Nhớ lại thời điểm lúc bấy giờ, trên các phố phường nơi đô thị, trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ hay đường huyện, đường làng không khó bắt gặp hình ảnh một bộ phận thanh niên lạng lách đánh võng hay kẹp ba, kẹp bốn, không đội mũ bảo hiểm thản nhiên điều khiển xe máy vun vút trên nhiều cung đường. Nguyên Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng từng chia sẻ: Ban đầu, chương trình chịu rất nhiều áp lực, nhất là từ phía dư luận. Bấy giờ, phần lớn người dân chưa hiểu rõ tác dụng của đội mũ bảo hiểm trong việc giúp bảo vệ tính mạng của người tham gia giao thông mà chỉ "soi", chú ý “mổ xẻ”, đề cập đến sự bất tiện khi sử dụng.

Dư luận hay quan điểm cũng chỉ là tức thời mà phải tính đến phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Bởi trong bối cảnh qua điều tra xã hội học đã cho thấy, mỗi năm có hàng nghìn người bị TNGT, gây chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm bị mất đi tính mạng hoặc mang trên mình thương tật suốt đời, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trước đòi hỏi thực tiễn ấy, những người chịu trách nhiệm thực hiện chương trình đều ý thức được tầm quan trọng của chính sách này, đặt quyết tâm thực hiện đến cùng, có hiệu quả.

Cũng theo nguyên Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm lúc đó không phải là ý tưởng mới mà đã được thực hiện nhiều năm nhưng không đồng bộ, nhất quán và thiếu sự phối hợp khăng khít giữa các ban, ngành nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, Bộ GTVT và Ủy ban ATGT Quốc gia là 2 cơ quan được Chính phủ giao đã tham mưu xây dựng một chương trình hành động, kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ, với sự tham gia của nhiều bộ, ngành; tập trung chủ yếu vào công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận từ phía người dân. Vì vậy, ngay khi thực hiện chủ trương trên, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền, xử lý, ý thức đội mũ bảo hiểm của người dân khi tham gia giao thông một thời từng được nâng cao, tạo giá trị và kết quả thiết thực của việc thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy.

Nỗ lực của địa phương và cơ quan chức năng

Sau 10 năm triển khai thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi môtô, xe gắn máy trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Theo thống kê của Công an tỉnh, tình hình TNGT từ năm 2009 - 2016 liên tục được kéo giảm dần trên cả 3 tiêu chí. Năm 2009 có 261 người tử vong do TNGT, đến năm 2016 còn 117 người. Số liệu thống kê của Sở Y tế cũng chứng minh, năm 2008, toàn tỉnh xảy ra 10.039 vụ TNGT, trong đó gây chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm là 1.334 trường hợp, chiếm 13,39%; sau 10 năm, TNGT gây chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm giảm còn 9,3%, ông Nguyễn Hồng Kỳ, Giám đốc Sở GTVT, Phó Trưởng ban ATGT tỉnh đánh giá.

Lực lượng chức năng diễu hành tuyên truyền phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về ATGT
Lực lượng chức năng diễu hành tuyên truyền phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về ATGT

Sau khi Nghị quyết số 32 của Chính phủ đi vào cuộc sống, các cấp, ngành trong tỉnh đã cụ thể hoá bằng các văn bản chỉ đạo sát với tình hình thực tiễn ở địa phương từng giai đoạn, với nhiều kế hoạch cụ thể, đảm bảo tính đồng bộ và khả thi trong tổ chức thực hiện. Đáng chú ý như Kế hoạch số 131 ngày 2/4/2013 của UBND tỉnh về triển khai chiến dịch tuyên truyền và cao điểm xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch 238 ngày 22/5/2014 của UBND tỉnh về triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng dành cho người đi môtô, xe gắn máy; Kế hoạch số 176 ngày 1/4/2015 của UBND tỉnh về việc thực hiện quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em tại Nghệ An năm 2015...

Cùng với đó, các sở, ngành, địa phương cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi môtô, xe gắn máy, như Kế hoạch số 133/2007 của Công an tỉnh, Kế hoạch số 216/2014 của Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công thương về thực hiện công tác kiểm tra sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện…

Cũng theo Văn phòng Ban ATGT tỉnh, bên cạnh thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, lồng ghép dưới các hình thức và tổ chức cho học sinh, phụ huynh ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự ATGT, Ban ATGT tỉnh còn phối hợp với các cơ quan báo chí địa phương dành nhiều chuyên mục, thời lượng lớn cho việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT, trong đó tập trung nội dung “Bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên môtô, xe gắn máy”.

Song song với đó, công tác quản lý, thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với việc sản xuất, điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm được chỉ đạo, triển khai có hiệu quả, góp phần tạo nề nếp trong kinh doanh mũ bảo hiểm đạt chuẩn; công tác vận động hỗ trợ, trao tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn được thực hiện đồng bộ, thường xuyên, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Đặc biệt, lực lượng CSGT thường xuyên phối hợp lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tăng cường tuần tra, kiểm soát, mở nhiều đợt cao điểm xử lý về các hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách; không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi ngồi trên môtô, xe gắn máy, xe đạp điện.

“Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô hoặc xe gắn máy thực hiện chưa tốt ở khu vực đường giao thông nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vào buổi tối ở đô thị; một số nơi việc xử phạt chưa nghiêm; tình trạng trẻ em ngồi trên môtô hoặc xe gắn máy không được người lớn đội mũ bảo hiểm còn phổ biến; đã xuất hiện nhiều kiểu mũ bảo hiểm thời trang hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không đúng tiêu chuẩn quy định, mà chưa có biện pháp xử lý triệt để. Tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không chỉ là tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT mà còn là sự nhắc nhở người tham gia giao thông tôn trọng pháp luật, góp phần hình thành "văn hóa giao thông" mới. Do vậy, thực hiện tốt quy định đội mũ bảo hiểm không chỉ thể hiện tính kỷ cương, văn minh, hội nhập trong giao thông mà còn đóng góp vào kết quả rõ rệt trong việc giảm số người chết, bị thương do TNGT đường bộ”, ông Nguyễn Hồng Kỳ đánh giá.

.

Xuân Thống

.