Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201206/21100-moi-thon-co-it-nhat-1-to-hoa-giai-396593/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201206/21100-moi-thon-co-it-nhat-1-to-hoa-giai-396593/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Mỗi thôn có ít nhất 1 tổ hòa giải - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 23/06/2012, 07:30 [GMT+7]
21100

Mỗi thôn có ít nhất 1 tổ hòa giải

Hòa giải cơ sở được thực hiện nhằm giúp các bên tự giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, góp phần giữ gìn tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân; giảm bớt vụ việc khiếu kiện, phòng ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân...
 

Thông qua các tổ hòa giải ở cơ sở, mỗi năm hàng trăm nghìn tranh chấp nhỏ đã được hòa giải.

Bộ Tư pháp đã chủ trì soạn thảo dự thảo Luật Hòa giải cơ sở, đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân.

Theo số liệu Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay, cả nước có 121.251 Tổ hòa giải với 628.530 hoà giải viên. Mỗi năm, hàng trăm nghìn vi phạm pháp luật và mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân đã được hòa giải kịp thời, góp phần giải quyết tận gốc các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân.

Tính từ năm 1999 đến tháng 3/2012, tổng số vụ, việc nhận hoà giải là 4.358.662 vụ, việc. Trong đó, số vụ, việc hoà giải thành là 3.488.144 vụ, đạt tỷ lệ 80%.

Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ hòa giải thành cao như: Thái Bình (92,7%); Hà Nội (90,6%); Thừa Thiên Huế (90%); Lào Cai (89,7%); Đà Nẵng (88,57%)…

Những kết quả đạt được trong công tác hòa giải cơ sở đã giúp giữ gìn tình làng, nghĩa xóm. Qua đó, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư được tăng cường.

Đồng thời, những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm cũng được kịp thời ngăn ngừa, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm bớt vụ việc phải đưa lên Tòa án nhân dân giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Với chủ trương khuyến khích các bên giải quyết vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ bằng biện pháp hòa giải để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động này, dự thảo Luật Hòa giải cơ sở đã xác định rõ phạm vi hòa giải ở cơ sở là hòa giải những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân ở cơ sở gồm: Mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân với nhau; tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên ở cơ sở phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Ngoài ra còn hòa giải những vi phạm pháp luật mà theo quy định chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính, hoặc hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhưng người bị hại đã không yêu cầu hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và cơ quan tiến hành tố tụng không khởi tố vụ án hoặc đình chỉ vụ án hình sự theo quy định của pháp luật; những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.

Không chỉ quy định rõ phạm vi hòa giải cơ sở, dự thảo Luật còn đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải. Quan điểm này được thể hiện rõ trong các quy định về trách nhiệm của Ban Công tác Mặt trận trong việc lựa chọn giới thiệu và công nhận Hòa giải viên, thôi làm Hòa giải viên;...

Với bản chất Tổ hoà giải là tổ chức quần chúng, được thành lập để hoà giải tại chỗ, thường xuyên, kịp thời các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, dự thảo xác định mỗi thôn, tổ dân phố thành lập ít nhất một Tổ hòa giải. Thẩm quyền quyết định thành lập Tổ hòa giải là Chủ tịch UBND cấp xã theo đề nghị của Trưởng ban công tác Mặt trận. Tổ hòa giải có từ 3 đến 7 Hòa giải viên; trong quá trình hoạt động, nếu thấy cần thiết tăng cường thêm Hòa giải viên, thì tổ chức lựa chọn giới thiệu bổ sung.

Người làm công tác hòa giải là người có uy tín trong cộng đồng dân cư

Để thực hiện tốt công tác hòa giải, dự thảo quy định người làm công tác hòa giải là người có uy tín trong cộng đồng dân cư, có hiểu biết pháp luật, khả năng vận động, thuyết phục và tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải.

Trong quá trình hoạt động, Hòa giải viên được được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cơ sở; được cung cấp tài liệu pháp luật liên quan đến hoạt động hòa giải; hưởng một khoản tiền hỗ trợ khi thực hiện từng vụ, việc hòa giải…

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý.


Nguồn: Chinhphu
.