Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201610/chua-thong-nhat-ve-dieu-kien-thoi-gian-de-cong-nhan-to-chuc-ton-giao-705688/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201610/chua-thong-nhat-ve-dieu-kien-thoi-gian-de-cong-nhan-to-chuc-ton-giao-705688/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chưa thống nhất về điều kiện thời gian để công nhận tổ chức tôn giáo - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 25/10/2016, 17:28 [GMT+7]

Chưa thống nhất về điều kiện thời gian để công nhận tổ chức tôn giáo

Chiều 24/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã được các đại biểu Quốc hội Khóa XIII cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 vào cuối năm 2015 và đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV thảo luận, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 3 vào tháng 9 năm 2016.

Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo được tiếp thu, chỉnh lý có kết cấu gồm: 9 chương, 68 điều, quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Đánh giá dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến đại biểu đóng góp, các đại biểu cơ bản đồng tình và nhất trí cao với nhiều nội dung trong dự thảo luật và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng về tên gọi và bố cục dự thảo Luật, quyền tự do, tín ngưỡng của mọi người, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có yếu tố nước ngoài…

Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Thảo luận tại Hội trường, các ý kiến đại biểu đều khẳng định, sau nhiều lần tiếp thu, chỉnh lý ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và cơ quan làm luật, dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã có chất lượng tương đối tốt và đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu- Nghệ An phát biểu tại Hội trường    Ảnh: Đình Nam
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu - Nghệ An phát biểu tại Hội trường Ảnh: Đình Nam
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu - Nghệ An đánh giá, dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã được tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội lần này so với dự thảo trước đã có độ thông thoáng nhất định, khi mở rộng quyền cho các tổ chức tôn giáo trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo; đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đối với cả người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chờ thi hành án tử hình, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; quy định về việc thành lập mới, chia tách sáp nhập cũng thông thoáng hơn… Ngoài ra, nhiều hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trước đây được quy định rất chặt chẽ khi phải đăng ký, cấp phép, đề nghị chấp thuận thì nay chỉ cần được thông báo.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Hoa- Bắc Giang cũng cho rằng, dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo trình Quốc hội kỳ này đã có nhiều điều chỉnh tiến bộ về các thủ tục hành chính phù hợp và có sự thông thoáng nhất định. Nhấn mạnh về sự tiến bộ, cởi mở của dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo, các đại biểu đánh giá, dự thảo Luật đã xác nhận, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thông thoáng hơn trước đây. Kể cả quy định về mượn địa điểm để sinh hoạt tôn giáo tập trung. Đặc biệt, quy định về điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo trước đây là 23 năm, nay đã giảm xuống chỉ còn 5 năm.

Chưa thống nhất về điều kiền thời gian để công nhận tổ chức tôn giáo

Về điều kiện thời gian để công nhận tổ chức tôn giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, sau khi tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và các tổ chức, cá nhân, dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay đã điều chỉnh khoảng thời gian này giảm từ 10 năm, theo dự thảo trình Quốc hội tháng 10/2015 xuống 05 năm để vừa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của việc quản lý nhà nước, vừa phù hợp với nguyện vọng của các tổ chức tôn giáo. Cụ thể, Khoản 1, Điều 21 của dự thảo Luật quy định về Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo nêu rõ: các tổ chức tôn giáo được công nhận khi hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

Thảo luận về vấn đề này, các đại biểu còn đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến đại biểu đồng tình với sự điều chỉnh của dự thảo Luật và cho rằng, thời hạn 5 năm để công nhận tổ chức tôn giáo là hợp lý. Một số ý kiến khác vẫn đề nghị giữ nguyên thời hạn 10 năm như dự thảo trình Quốc hội tháng vào 10/2015.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân- Đăk Lăk cho rằng, giảm thời hạn công nhận tổ chức tôn giáo từ 10 năm xuống 5 năm có thể sẽ gây ra tình trạng thành lập các tổ chức tôn giáo quá rộng rãi, tràn lan. Theo đại biểu, nên giữ nguyên quy định 10 năm như dự thảo trình Quốc hội tháng vào 10/2015 là phù hợp với thực tiễn và xu hướng chung của thế giới. Nghĩa là, các tổ chức tôn giáo được chỉ được công nhận khi đã có thời gian hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 10 năm trở lên kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân- Đăk Lăk phát biểu tại Hội trường
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân- Đăk Lăk phát biểu tại Hội trường
Trong khi đó, cũng có ý kiến đại biểu cho rằng, giảm thời hạn từ 23 năm xuống còn 5 năm vẫn còn dài và đề nghị giảm thời hạn này xuống chỉ còn dưới 5 năm. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai- TP Hà Nội cho rằng, việc quy định các tổ chức tôn giáo phải hoạt động ổn định, liên tục trong 5 năm mới được công nhận sẽ gây ra nhiều bất cập, bởi dự thảo Luật đã có rất nhiều yêu cầu về hồ sơ. Do vậy, thời gian và trình tự công nhận nên quy định đơn giản hơn.

Cấm đặt tên tổ chức tôn giáo vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc

Bên cạnh đó, các đại biểu còn góp ý về quy định đối với tên gọi tổ chức tôn giáo, tổ chức đăng ký hoạt động tôn giáo được quy định tại điều 18 và điều 25 của dự thảo Luật. Các đại biểu cho rằng, việc quy định tên gọi của tổ chức không trùng với tên các tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc công nhận tổ chức tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội hoặc tên các danh nhân, anh hùng dân tộc còn chưa chặt chẽ. Bởi hiện nay, định nghĩa chính xác về danh nhân vẫn còn nhiều tranh cãi.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường- Quảng Bình phát biểu tại Hội trường
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường- Quảng Bình phát biểu tại Hội trường
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường- Quảng Bình băn khoăn, ngoài những người nổi danh trong lịch sử, thì những nhân vật nổi tiếng của nước ta có được coi là danh nhân hay không? Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cho biết, hiện nay nước ta vẫn chưa có danh sách chính thức về các danh nhân. Do vậy, theo đại biểu, việc quy định dự thảo có thể gây khó khăn cho việc áp dụng.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cũng đề xuất, dự thảo Luật cũng nên bổ sung quy định về việc cấm việc đặt tên tổ chức tôn giáo trùng với tên các nhân vật phản diện, phản chính nghĩa, có tội với đất nước, dân tộc. Đại biểu kiến nghị, nên quy định theo một cách chung là cấm đặt tên tổ chức theo hướng vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

 

.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội