Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201706/ky-hop-thu-3-quoc-hoi-khoa-xiv-tiep-tuc-thao-luan-nhieu-du-luat-quan-trong-741258/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/dien-dan-phap-luat/201706/ky-hop-thu-3-quoc-hoi-khoa-xiv-tiep-tuc-thao-luan-nhieu-du-luat-quan-trong-741258/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tiếp tục thảo luận nhiều dự luật quan trọng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 05/06/2017, 15:42 [GMT+7]
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV

Tiếp tục thảo luận nhiều dự luật quan trọng

(Congannghean.vn)-Tiếp tục phiên thảo luận đóng góp ý kiến về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Luật Trợ giúp pháp lý, các đại biểu, đặc biệt là đại biểu ngành Công an đã có nhiều đóng góp tâm huyết, chỉ ra những bất cập, chồng chéo trong các quy định của Dự án luật này để khắc phục trước khi ban hành, đi vào thực tế.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV

Về dự án Luật Quản lý, sử dụng vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, quy định sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ vào mục đích văn hóa và việc lựa chọn cơ quan được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.

Theo đó, các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ những nội dung còn có ý kiến khác nhau của Dự án luật liên quan đến phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí; đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; quản lý, sử dụng vật liệu nổ...

Đề cập đến đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể đối tượng được trang bị trong Dự thảo luật theo hướng chỉ trang bị vũ khí quân dụng cho các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Liên quan đến quy định về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí (Điều 17), Dự án luật nêu lên 2 phương án. Trong đó, phương án 1 quy định các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí. Phương án 2 quy định các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí. Các ý kiến thảo luận tại nghị trường vẫn chưa thống nhất được phương án nào, do đó Quốc hội sẽ phải bỏ phiếu để xin ý kiến đại biểu trước khi thống nhất.

Ngoài ra, Quy định về nổ súng; vấn đề về tiêu chuẩn, trách nhiệm của người sử dụng, người quản lý kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; việc thu hồi giấy phép về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; vấn đề xuất, nhập khẩu vũ khí; loại vũ khí quân dụng trang bị cho lực lượng kiểm lâm, cơ yếu, kiểm ngư, an ninh hàng không, hải quan cửa khẩu, thủ tục cấp giấy phép trang bị vũ khí thô sơ và giấy xác nhận đăng ký vũ khí thô sơ... cũng là những vấn đề lớn được các đại biểu tập trung thảo luận và đóng góp ý kiến đối với Dự án luật.

Trước đó, tại phiên thảo luận về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), các đại biểu đã làm “nóng” nghị trường bởi các ý kiến phát biểu và tranh luận về cơ quan tố tụng chịu trách nhiệm bồi thường khi có oan sai. Khoản 3, Điều 34 Dự thảo luật quy định, cơ quan điều tra (CQĐT) hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp VKSND trả hồ sơ để điều tra bổ sung, CQĐT ra kết luận điều tra bổ sung hoặc giữ nguyên kết luận điều tra ban đầu nhưng VKSND ra quyết định đình chỉ vụ án vì người bị khởi tố không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm. Về vấn đề này, nhiều đại biểu cho rằng, trách nhiệm bồi thường thuộc về VKSND chứ không phải của CQĐT như Dự thảo luật.

Thực tế cho thấy, giai đoạn này VKSND đã tham gia thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động điều tra như phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh tạm giam của CQĐT, kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam và quyết định tạm giam. Sau khi CQĐT hoàn tất hồ sơ chuyển sang thì VKSND thực hiện quyền công tố, xem xét và trả lại hồ sơ điều tra bổ sung. CQĐT thực hiện nhiệm vụ điều tra bổ sung và có kết luận điều tra bổ sung xong thì lại chuyển hồ sơ cho VKSND và VKSND lúc này ra quyết định đình chỉ vụ án. Điều này đã được quy định trong luật hiện hành và quá trình thực hiện trong thời gian qua, không có gì vướng mắc lớn. Nếu quy định như Khoản 3, Điều 34 cũng có thể dẫn tới việc trả hồ sơ rồi đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và có thể dẫn tới kéo dài thời gian bồi thường, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết bồi thường, đề nghị lấy lại quy định của luật hiện hành phù hợp hơn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu phát biểu thảo luận tại nghị trường.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu phát biểu thảo luận tại nghị trường.

Tranh luận về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) nêu quan điểm, Khoản 3, Điều 34 là khoản thừa vì trùng với Khoản 1, 2 của Điều 35 về trách nhiệm của VKSND. “Căn cứ Điều 163, Bộ luật Tố tụng hình sự cũ và Điều 232, 233 thì kết luận của CQĐT chỉ là đề nghị, mà đã là đề nghị thì VKSND có thể chấp nhận hoặc không được chấp nhận. Vậy tại sao lại bắt người đề nghị (CQĐT) phải bồi thường? Do đó Khoản 3, Điều 34 là không cần thiết”, Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nêu quan điểm.

Đồng tình cao với nguyên tắc chung là cơ quan quyết định gây ra oan sai sau cùng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu cho rằng VKSND không phải là cơ quan bồi thường cho cả 3 cơ quan (CQĐT, VKSND và TAND) và việc xác định điểm rơi cơ quan nào gây ra oan sai sau cùng dễ chứ không khó, chỉ cần chia ra hai nhóm quan hệ giữa tòa án với VKS và giữa VKS với CQĐT là xác định được đơn vị gây oan sai. Giải trình thêm trước Quốc hội về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định, việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường phải theo một nguyên tắc là cơ quan kê oan sai sau cùng.

Sau 2 ngày cuối tuần nghỉ và làm việc theo chương trình riêng, hôm nay, thứ hai, ngày 5/6/2017, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016 và thảo luận về nội dung này.

.

Thiện Thành (Tổng Hợp)

.