Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201407/du-luan-quoc-te-bac-bo-cac-ban-do-phi-phap-cua-trung-quoc-505727/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201407/du-luan-quoc-te-bac-bo-cac-ban-do-phi-phap-cua-trung-quoc-505727/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Dư luận quốc tế bác bỏ các bản đồ phi pháp của Trung Quốc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 06/07/2014, 09:14 [GMT+7]

Dư luận quốc tế bác bỏ các bản đồ phi pháp của Trung Quốc

Một lần nữa, dư luận quốc tế lại "dậy sóng" trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh ngang nhiên công bố hai bản đồ phi pháp độc chiếm toàn bộ Biển Đông và lan rộng sang cả các vùng lãnh thổ mà nhiều nước khác trong khu vực có tuyên bố chủ quyền.
 
Vào 20h ngày 24/6, Tân Hoa xã đưa tin, hai bản đồ “Địa hình Trung Quốc” và “Bản đồ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” khổ dọc, do Nhà xuất bản Bản đồ tỉnh Hồ Nam vẽ, đã được Cục Thông tin địa lý đo lường quốc gia Trung Quốc phê chuẩn và chính thức phát hành. Theo miêu tả của giới truyền thông, bản đồ mới của Trung Quốc đã ngang nhiên vẽ lên "đường 10 đoạn" liếm trọn Biển Đông, thay cho cái gọi là "đường 9 đoạn" (hay đường lưỡi bò) mà Bắc Kinh tuyên bố từ trước. Bản đồ này có chiều dài hơn so với các bản đồ cũ.
 
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cực lực phản đối việc Trung Quốc phát hành bản đồ khổ dọc, trong đó thể hiện "đường lưỡi bò" bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông, đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của Trung Quốc.
 
Bản đồ mới này thể hiện, lãnh thổ Trung Quốc bao gồm Đại Lục, toàn bộ Đài Loan, đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản; một phần lớn hải phận của Hàn Quốc, toàn bộ bang Arunachal Pradesh, phần lớn vùng Jammu và Kashmir của Ấn Độ; toàn bộ Biển Đông và một phần lớn đảo Natuna của Indonesia.
 
 Một công nhân đang kiểm tra việc in ấn tấm bản đồ phi pháp của Trung Quốc
Một công nhân đang kiểm tra việc in ấn tấm bản đồ phi pháp của Trung Quốc
 
Bản đồ "Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” là bản đồ khổ dọc lớn đầu tiên do chính nước này xuất bản, ngang nhiên đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào trong phạm vi cái gọi là “chủ quyền” mà Bắc Kinh yêu sách, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển Biển Đông.
 
Ngay lập tức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose đã lên tiếng bác bỏ các bản đồ phi pháp của Trung Quốc. Ông Jose cho rằng, việc phát hành các tấm bản đồ mới đã cho thấy dã tâm "tuyên bố chủ quyền một cách bành trướng, bất hợp lý của Trung Quốc", và hoàn toàn đi ngược lại luật pháp quốc tế. Đại diện phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh, hành động của Trung Quốc chính xác có thể được miêu tả như hiện thân của "chủ nghĩa bành trướng đầy tham vọng, gây căng thẳng trên Biển Đông".
 
Phát biểu trên tờ The Philippines Star, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez cảnh báo, nếu các bên không phản ứng mạnh với tấm bản đồ dọc mới, Trung Quốc có thể vin vào nó để đẩy mạnh lấn chiếm, xâm phạm trên Biển Đông. Theo ông, nước này đang tiếp tục thực thi tuyên bố mang tính bành trướng lãnh thổ bằng cách vẽ ra bản đồ mới.
 
Hôm 27/6, phát biểu tại Hiệp hội Hiến pháp Philippines ở thành phố Makati, đại sứ Mỹ Philip Goldberg lên án rằng, bản đồ 10 đoạn mà Trung Quốc mới phát hành không có căn cứ lịch sử và cơ sở luật pháp quốc tế.
 
Ông Goldberg khẳng định, Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng bày tỏ hy vọng rằng, các bên liên quan sẽ giải quyết vấn đề một cách hòa bình thông qua đàm phán, theo Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và tòa án quốc tế.
 
Tiếp theo sau Philippines, truyền thông Ấn Độ ngày 28/6 đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc vừa công bố bản đồ mới, trong đó thể hiện Arunachal Pradesh - bang Đông Bắc Ấn Độ - như một phần thuộc Tây Tạng.
 
.

Nguồn: dangcongsan.vn