Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201607/tre-em-pham-toi-gia-tang-trach-nhiem-cua-nguoi-lon-689579/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201607/tre-em-pham-toi-gia-tang-trach-nhiem-cua-nguoi-lon-689579/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trẻ em phạm tội gia tăng trách nhiệm của người lớn - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 21/07/2016, 08:30 [GMT+7]

Trẻ em phạm tội gia tăng trách nhiệm của người lớn

Trong rất nhiều hội thảo liên quan đến tội phạm lứa tuổi vị thành niên, người ta chỉ ra rằng, phần lớn những người phạm tội đều thiếu sự quan tâm chu đáo của gia đình, cha mẹ. Theo đó, hầu hết là cha mẹ không hạnh phúc, ly hôn hoặc ly thân, cha mẹ mải làm ăn kiếm tiền bỏ bê con cái, cha mẹ bỏ mặc, buông lỏng quản lý con cái.

Người trẻ phạm tội, nhìn từ gia đình

Giáo dục gia đình vốn là nền tảng để hình thành nhân cách một con người. Để trưởng thành, một đứa trẻ không thể thiếu sự chăm sóc, nuôi dưỡng của gia đình. Sự ảnh hưởng của giáo dục gia đình có một dấu ấn cực kỳ sâu đậm trong nhân cách của mỗi người.

Các chuyên gia cho rằng, những người đứa trẻ được lớn lên trong một gia đình có sự giáo dục kỹ lưỡng, chúng ít có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Trong rất nhiều hội thảo liên quan đến tội phạm lứa tuổi vị thành niên, người ta chỉ ra rằng, phần lớn những người phạm tội đều thiếu sự quan tâm chu đáo của gia đình, cha mẹ. Theo đó, hầu hết là cha mẹ không hạnh phúc, ly hôn hoặc ly thân, cha mẹ mải làm ăn kiếm tiền bỏ bê con cái, cha mẹ bỏ mặc, buông lỏng quản lý con cái. Có một tỷ lệ trẻ vị thành niên phạm tội mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ.

Có một tình trạng chung phổ biến hiện nay ở các gia đình, là bố mẹ quá bận rộn. Nhiều phụ huynh quan niệm rằng chỉ cần kiếm ra tiền, lo cho con cái ăn ngon mặc ấm là đủ. Thời gian của cha mẹ dành cho con cái ngày càng ít đi. Không có những trò chuyện, chia sẻ, thấu hiểu của các thành viên trong gia đình.

Ở lứa tuổi nổi loạn, nếu không có người bên cạnh điều chỉnh, hướng dẫn các hành vi, thì trẻ vị thành niên rất dễ bị lôi kéo, xúi giục, dễ có những hành vi không kiểm soát. Một khi những hành vi sai trái của đứa trẻ không được ngăn chặn, uốn nắn, sẽ rất dễ phát triển thành cái mầm ác, chúng rất dễ phạm tội.

Ở nông thôn hiện nay có tình trạng vì điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ phải dạt về các thành phố lớn đi làm thuê để kiếm sống, để trẻ con ở nhà cho ông bà, cô dì chú bác trông nom. Ngoài những nguy cơ thương tích, xâm phạm thân thể, trẻ còn dễ bị hư hỏng tính nết, do không nhận được sự kèm cặp, giáo dục thường xuyên của người lớn. Tình trạng trẻ em bỏ học, chơi bời lêu lổng, tham gia vào các nhóm thanh niêm hư đi trộm cắp tài sản không phải là chuyện hiếm.

Người ta đưa ra rất nhiều giải pháp liên quan, nào là giáo dục nhà trường, nào là định hướng xã hội, nào là tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật cho những người đang trong lứa tuổi vị thành niên, nhưng thiết nghĩ đồng bộ với những giải pháp đó, nhất thiết phải đề cao vai trò, vị trí của gia đình. Giáo dục gia đình cần phải được xem là nòng cốt, là cái lõi của vấn đề. Cần một cuộc tuyên truyền sâu rộng đến các bậc phụ huynh về trách nhiệm với con cái trong gia đình.

Nền tảng của giáo dục gia đình chính là sự chăm sóc, gần gũi thương yêu nhau, lắng nghe và chia sẻ những niềm vui nỗi buồn. Một khi mỗi ngôi nhà thực sự trở thành tổ ấm, nơi mỗi đứa trẻ nhận được đủ đầy sự yêu thương, chăm sóc về tinh thần và thể chất thì nhà trường sẽ có thêm những học sinh ngoan, xã hội sẽ có thêm những công dân tốt.

Tình trạng cha mẹ phó mặc con cái cho nhà trường, cho xã hội là sai lầm từ gốc. Vì nếu không có nền tảng gia đình chắc chắn, đứa trẻ đến trường hay ra xã hội sẽ gặp nhiều chới với rất khó để định hình tư duy, nhân cách.

Người ở tuổi vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng trong những năm vừa qua
Người ở tuổi vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng trong những năm vừa qua
Thiếu sự giáo dục của gia đình, những đứa trẻ rất dễ sa ngã.
Thiếu sự giáo dục của gia đình, những đứa trẻ rất dễ sa ngã.

Giá trị gia đình hiện nay đang có nhiều thay đổi, tỷ lệ ly hôn gia tăng, những gia đình chỉ có bố, hoặc mẹ nhiều hơn, cùng với sự du nhập của lối sống phương Tây, của cơ chế thị trường với những mặt trái phức tạp của nó đang tác động mạnh mẽ lên nhận thức của những đứa trẻ.

Nhiều hiện tượng xã hội tiêu cực có liên quan đến trẻ em như trẻ có quan hệ tình dục sớm, trẻ bị lạm dụng tình dục, bị bóc lột sức lao động, liên quan đến ma túy, nghiện game hay các tệ nạn xã hội khác… đang là một thách thức cam go với mỗi gia đình.

Làm sao để các bậc phụ huynh có thể quản lý, kiểm soát con cái mình, giúp những đứa trẻ không bị lôi cuốn vào cái xấu, cái tiêu cực. Theo đó, mỗi gia đình phải phát huy sức mạnh nội tại của mình, cha mẹ phải trở thành tấm gương với con cái, luôn dành thời gian cho con cái ở mức độ cần thiết, giáo dục con kỹ lưỡng tạo ra bức tường thành vững chắc để chống lại những giông bão cuộc đời.

Trẻ vị thành niên phạm tội là một nỗi đau của xã hội và nó chỉ được hạn chế, ngăn chặn, khi mà mỗi gia đình thực sự trở thành một tế bào khỏe mạnh, vững chắc. Khi mà các bậc làm cha làm mẹ nâng cao hơn trách nhiệm của mình, bảo vệ những đứa con còn thiếu kinh nghiệm cuộc đời, hướng cho chúng con đường đi đúng đắn.

Vì sao ngày càng nhiều vụ án nghiêm trọng?

Vào khoảng 18h ngày 17-6-2016, người dân phát hiện bao tải trôi gần khu vực cầu Mỏ Vịt (thị xã Quảng Trị) bốc mùi hôi thối nên báo cơ quan Công an. Tại hiện trường, cơ quan Công an xác định bao tải trên được buộc túm ở đầu. Khi mở ra phát hiện xác phụ nữ đang phân huỷ.

Quá trình điều tra, cơ quan Công an làm rõ tử thi trên là bà Trần Thị Gái (51 tuổi, trú tại Phú Hải, Hải Lăng, Quảng Trị). Bà Gái làm nghề thu gom đồng nát, phế liệu.

Trước đó 10 ngày, con gái bà Gái đã đến cơ quan Công an trình báo về việc mẹ đi làm và không thấy quay về. Thời điểm đó, Công an Quảng Trị đã có thông báo truy tìm đến cơ quan Công an địa phương, tuy nhiên đến ngày 17/6 mới phát hiện bà Gái trong tình trạng đã chết. Nhận định đây là vụ án giết người nghiêm trọng, Công an Quảng Trị tập trung rà soát. Đến tối 17/6, cơ quan điều tra đã triệu tập hai đối tượng Đức, Phúc lên làm việc.

Trước những chứng cứ không thể chối cãi, đến 22h cùng ngày, hai anh em sinh đôi này đã cúi đầu khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Theo lời khai ban đầu, do ham chơi game nên 2 anh em này thường xuyên thiếu tiền tiêu. Do từng bán phế liệu cho bà Gái nên Đức, Phúc biết bà hay mang theo tiền, đã nảy sinh âm mưu sát hại để cuớp tài sản.

Các đối tượng hẹn bà Gái đến khu vực cầu Mỏ Vịt vào lúc 20h ngày 7/6 để bán phế liệu. Khi bà Gái đến nơi, Phúc ôm ghì lấy bà Gái còn Đức dùng kéo đâm vào cổ người phụ nữ xấu số. Sau khi sát hại nạn nhân, hai đối tượng cho thi thể bà Gái vào bao tải, buộc đầu và vứt xuống sông nhằm phi tang. Cơ quan điều tra thu giữ chiếc kéo là hung khí gây án vẫn nằm trên cổ nạn nhân. Quần áo dính máu mà 2 sát nhân nhí vứt đi ở vườn nhà sau khi gây án cũng được tìm thấy.

Trước đó, ngày 14-6, Công an tỉnh Quảng Nam đã bắt được Đặng Như Quỳnh (17 tuổi, tạm trú TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) là nghi phạm sát hại anh Nguyễn Hoàng Nam (18 tuổi, ngụ thôn Bến Trễ, xã Cẩm Hà, TP.Hội An).

Trước đó, tối 7-6, cha Quỳnh là ông Đặng Thành Được (35 tuổi), Nguyễn Văn Sơn (19 tuổi) và Nguyễn Văn Lý (22 tuổi, tất cả trú ngụ TP.Hội An) cùng nhau ngồi nhậu ở quán Phố Hồng Kông (ở phường Cẩm Châu, TP.Hội An). Sau đó, ông Được gọi Nam đến góp vui và Nam chở thêm 2 cô con gái ông Được là Quỳnh và Đặng Thị Như Ý (14 tuổi).

Đến 1 giờ sáng 8-6, Nam xin phép về trước nhưng bị ba cha con Được ngăn cản. Sau đó, Nam xin phép đi vệ sinh thì Quỳnh đập vỡ chai bia rồi cầm cổ chai và Ý cầm phần còn lại tiến đến chỗ Nam đi vệ sinh. Tại đó, Quỳnh được xác định là người dùng vỏ chai bia đâm vào cổ Nam khiến nạn nhân tử vong sau đó.

Sau khi gây án, ba cha con ông Được bỏ trốn vào quê vợ ở tỉnh An Giang. Sau đó, Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công an tỉnh An Giang bắt được 3 cha con ông Được vào lúc 2 giờ sáng 14-6.

Một vụ án đau lòng khác xảy ra vào ngày 25-5 ở Hải Dương. Nguyễn Thị Thư 16 tuổi vì lo sợ đứa em trai 10 tuổi cùng cha khác mẹ sẽ mách với bố mẹ việc mình lấy trộm tiền của gia đình nên đã sát hại rồi đẩy xác em trai xuống đập hồ nước gần nhà.

Theo lời khai của Thư với cơ quan chức năng, tối 22-5, khi phát hiện việc Thư lấy trộm tiền của nhà thì người em trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Văn H., 10 tuổi, dọa sẽ báo cho bố mẹ biết. Khi hai chị em lên đến khu bờ đập Bến Tắm, thị xã Chí Linh thì bất ngờ Thư dùng gạch đập vào đầu khiến H. tử vong.

Vì quá hoảng sợ nên sau đó người chị đã đẩy xác em xuống đập để nhằm phi tang. Đến tối muộn cùng ngày, phát hiện con trai của mình vẫn không có ở nhà nên gia đình tá hỏa đi tìm và đến cơ quan Công an trình báo việc cháu H. bị mất tích.

Ngày 23-5, khi cơ quan Công an vào cuộc điều tra thì Thư mới khai nhận toàn bộ việc giết chết em trai mình, cơ quan chức năng cũng tìm thấy được viên gạch mà Thư dùng làm hung khí. Dựa vào những lời khai của Thư, cơ quan chức năng đã tổ chức tháo nước trong đập hồ Bến Tắm và tìm thấy được thi thể của cháu H.

Theo chia sẻ của Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm- Học viện Cảnh sát nhân dân thì tình trạng người chưa đến tuổi vị thành niên phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn. Cả nước hiện có khoảng  hơn 90.000 tội phạm vị thành niên, số người dưới 14 tuổi phạm tội chiếm tới 13%, từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7%.

Nếu như Lê Văn Luyện lạnh lùng vung dao đoạt mạng liền một lúc 3 người khi chỉ còn kém vài tháng nữa là đầy 18 tuổi, thì sau đó Võ Nhật Trường (ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, Bình Định) giết bà nội mình là cụ Trần Thị Vân (83 tuổi) để cướp 700 nghìn đồng khi Trường chưa đầy 16 tuổi.

Rồi Nông Văn Công (ở xã Ngọc Đường, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang) giết mẹ đẻ là bà Lưu Thị Linh để cướp 2,8 triệu đồng và một sợi dây chuyền bạc khi cậu ta đang là học sinh lớp 9 của Trường phổ thông THCS xã Ngọc Đường.

Một vụ án đau lòng khác là Mông Thế Xương (ở xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) đã vung dao giết người để cướp tài sản khi Xương mới 14 tuổi 7 tháng…

Những ví dụ đó không thể không khiến chúng ta đau lòng và đặt dấu hỏi, vì sao ngày càng nhiều những vụ án nghiêm trọng do người chưa đến tuổi trưởng thành gây ra như vậy. Đâu là vai trò của nhà trường, của gia đình, của xã hội trong những vụ việc nghiêm trọng đó và chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu tình trạng tội phạm tuổi vị thành niên?

Giới trẻ hiện nay rất thiếu kỹ năng sống

(Phỏng vấn PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm- Học viện Cảnh sát nhân dân)

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn
PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn

- Ông đánh giá thế nào về tình trạng phạm tội ở người chưa thành niên hiện nay! Có phải là tình trạng người chưa thành niên phạm tội ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng hay không?

+Trước đây, trong một buổi hội thảo, tôi đã từng nghe một đề tài nghiên cứu về tình trạng gia tăng tội phạm trẻ vị thành niên. Ngay từ cái tên đề tài tôi đã thấy không đúng. Tại sao lại là trẻ vị thành niên mà không phải là người chưa thành niên.

Tôi có hỏi là nhiều nhà khoa học trong buổi hội thảo đó rằng, nói tình trạng người chưa thành niên phạm tội gia tăng là theo các tiêu chí nào nhưng không ai trả lời được. Muốn đánh giá, chúng ta phải căn cứ vào những con số được thống kê một cách chính thức.

Theo thống kê của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em thì tỉ lệ người chưa thành niên phạm tội tăng giảm không đều theo các năm. Mọi người nghĩ là tăng bởi vì ảnh hưởng của truyền thông.

Ngày xưa có khi một vụ án hết sức nghiêm trọng xảy ra nhưng không ai biết. Ngày nay chỉ trong vòng một phút có khi cả nước biết nên người ta mới cảm giác là nó gia tăng.

Nhưng tình trạng tội phạm có xu hướng trẻ hóa thì đúng. Từ 2005 đến 2010, xét 3 tiêu chí: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, số người phạm tội dưới 14 tuổi phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng không nhiều. Từ 2010 đến 2015 cũng 3 tiêu chí đánh giá ấy với người dưới 16 tuổi, 14 tuổi, 12 tuổi thì người ta thấy rằng, tỉ lệ trẻ em gây án nghiêm trọng dưới 16 tuổi, dưới 14 tuổi tăng.

- Theo ông, nguyên nhân nào khiến xu hướng tội phạm ngày càng trẻ hóa và thủ đoạn thực hiện hành vi ngày càng man rợ?

+ Ta thấy rõ rằng trong một số vụ án gần đây, tính chất, phương thức, thủ đoạn, hậu quả do người chưa thành niên gây ra hết sức phức tạp. Trước đây trẻ dưới 14 tuổi giết người rất ít, nhưng bây giờ thì manh động hơn, hung hãn, lạnh lùng hơn.

Đầu tiên là do ảnh hưởng của truyền thông, do đạo đức xuống cấp, do môi trường sống. Thứ 2 là do thể chất của trẻ em, phát triển sớm hơn, dậy thì sớm hơn. Một vấn đề nữa là tiếp cận xã hội, trẻ em trưởng thành nhanh hơn trước về mặt nhận thức nên dễ gây ra những vụ án nghiêm trọng.

Thêm vào đó là sự biến dạng về giá trị sống. Cái bạc bẽo, cái lạnh lùng, cái tranh đoạt dường như đang có nguy cơ thâm nhập sâu vào cuộc sống và trẻ em tiếp cận những giá trị đó một cách vô thức và hành động một cách vô thức, trong khi chúng chưa đủ tầm, chưa đủ kỹ năng, chưa đủ trải nghiệm để kiểm soát hành vi của mình.

-  Nhiều người cho rằng, để hạn chế tình trạng này cần phải tăng hình phạt lên để răn đe, quan điểm của ông thì sao?

+ Một vài ý kiến đề cập rằng, chúng ta không thể nhân đạo với số ít để thiếu nhân đạo với số đông và cho rằng, tỉ lệ người chưa thành niên phạm tội hiện nay gia tăng rất nghiêm trọng. Muốn đấu tranh phải tăng hình phạt lên để răn đe, ngăn chặn nó. Đấy là nhân đạo.

Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta cần phải thống nhất một điều, pháp luật trước hết bảo vệ con người chứ không phải nhằm trừng trị con người. Một khi đã dùng đến trừng trị con người thì đó là sự thất bại của pháp luật.

Các nhà tội phạm học trên thế giới đã từng chỉ ra rằng, thực tế đã chứng minh, không phải cứ hình phạt nặng là tội phạm giảm. Đặc biệt với những người chưa thành niên thì chính sách của chúng ta là chính sách nhân đạo và tiến bộ. Chúng ta phải tiếp cận đến  tính văn minh pháp lý của pháp luật.

Trước đây luật thanh niên quy định thanh niên là từ 16 đến 30 tuổi. Luật lao động là người lao động trên 18 tuổi. Luật hình sự quy định người chưa thành niên là dưới 18 tuổi. Nghĩa là có sự chồng chéo lẫn nhau. Để thống nhất pháp luật và tiếp cận pháp luật quốc tế thì phải có sự thống nhất về độ tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi.

Theo tôi, người dưới 18 tuổi đang trong quá trình hình thành nhân cách và được gọi là lứa tuổi nổi loạn, muốn thể hiện mình, chạy theo các xu hướng xã hội, a dua theo bạn bè, muốn thoát ly gia đình, muốn làm người lớn, nhưng sự trải nghiệm sống, kinh nghiệm sống thì chưa có nên rất dễ phạm tội. Nhưng phía trước họ là bầu trời.

Hình phạt mục đích cuối cùng là giáo dục con người chứ không phải tiêu diệt con người. Nên hôm nay không thể thấy đối tượng 17 tuổi giết người nghiêm trọng như Lê Văn Luyện ta lại sửa luật là dưới 18 tuổi. Rồi mai đối tượng 16 hay 15 tuổi lại sửa tiếp!

Năm 1999, tôi có viết một bài báo 1000 chữ với tiêu đề “Nghĩ về một chữ “người” trong Bộ luật Hình sự sửa đổi”. Năm 1985, trong Bộ luật Hình sự có câu “Nghiêm trị kẻ cầm đầu”. Đến năm 1999 ta sửa lần đầu tiên là “Nghiêm trị người cầm đầu”. Chỉ một từ nhưng thay đổi cả nhận thức.  Trước năm 1985, Luật Hình sự có 44 án tử hình cho 44 tội danh. Đến năm 1999, giảm còn 33 tội danh, án tử hình đã giảm.

Cưỡng đoạt sinh mạng con người không đơn giản. Không phải cứ tội phạm nghiêm trọng là tử hình hết. Trước năm 1985, tiền chỉ là hình phạt phụ, hình phạt bổ sung. Nhưng bây giờ rất nhiều tội danh phạt tiền là chính. Ta đánh vào kinh tế, hình phạt nặng giảm. Tất nhiên vẫn phải răn đe, không thể bỏ hết những hình phạt nặng, nhưng cũng không thể như một số người cho rằng cứ phạm tội nặng là tử hình hết. Vì như thế là không nhân văn, không tiến bộ, không khoa học.

- Theo ông giải pháp cho tình trạng này là gì?

Để hạn chế tình trạng tội phạm ngày càng trẻ hóa, cần phải nâng cao “sức đề kháng cho xã hội". Trong đó cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đạo đức, các chuẩn mực xã hội cho người dân, nhất là người trẻ. Khi người ta nhận định rõ hành vi sai trái bị lên án, nhất định bị xử lý, bị trừng phạt… họ sẽ có những điều chỉnh hành vi của mình.

Một số ý kiến cho rằng, để giáo dục, tuyên truyền cần phải tăng cường những phiên tòa xét xử lưu động, như thế là không đúng với tinh thần luật. Tại sao có người phạm tội thì xét xử trong tòa án, có người thì lại chiềng ra trước mặt thiên hạ, trước từ cả đứa nhỏ đến cụ già tóc bạc, trước cả dòng họ… Điều đó chưa chắc có tác động xã hội tốt, thậm chí còn gây hại cho tâm lý xã hội nữa.

Ngoài ra, vai trò giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội rất quan trọng. Giới trẻ hiện nay rất thiếu kỹ năng sống. Tôi nghĩ cần đưa các môn học về giáo dục kỹ năng sống, về pháp luật vào trong nhà trường. Bên cạnh đó, cần bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo tính nghiêm minh, đủ sức răn đe, phòng ngừa tội phạm…

- Xin cảm ơn ông!

.

Nguồn: Cand.com.vn

.