Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201612/lat-mat-cong-ty-ma-lam-xiec-hoa-don-khong-len-den-hang-tram-ty-dong-715024/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201612/lat-mat-cong-ty-ma-lam-xiec-hoa-don-khong-len-den-hang-tram-ty-dong-715024/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Lật mặt công ty ma 'làm xiếc' hóa đơn khống lên đến hàng trăm tỷ đồng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 21/12/2016, 14:53 [GMT+7]

Lật mặt công ty ma 'làm xiếc' hóa đơn khống lên đến hàng trăm tỷ đồng

"Đại bản doanh" đóng tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng với số vốn "ít không tưởng", nhưng chỉ trong vòng 2 năm, Nguyễn Phước Toàn và đồng bọn đã kịp lập thêm 10 công ty cùng hợp đồng mua bán hóa đơn khống rải khắp các tỉnh, thành.
Cơ quan công an đọc lệnh bắt đối tượng Phương
Cơ quan công an đọc lệnh bắt đối tượng Phương
Báo động hơn, mọi chữ ký uỷ quyền để làm thủ tục đăng ký kinh doanh của những công ty ma này đều là giả chữ ký của người đứng tên trong CMND...
 
Mua CMND giả để lập công ty ma; bán 1.500 hóa đơn khống
 
Ngày 12-12, Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC46) Công an TP Đà Nẵng cho biết: PC46 vừa thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Phước Toàn (33 tuổi, trú tại quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) về hành vi "mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ, thu nộp ngân sách Nhà nước" theo khoản 2, điều 164a Bộ luật Hình sự.
 
Theo PC46, đến nay, hai công ty của Toàn đã thực hiện in ấn, mua bán tổng cộng hơn 1.500 hóa đơn khống với giá trị trên 100 tỷ đồng thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.
 
CQĐT cũng xác định Toàn cùng các đối tượng đã sử dụng CMND của người khác, sau đó hợp thức hóa bằng việc làm hồ sơ người có tên trong CMND ủy quyền cho người khác đi làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh.
 
Toàn và đồng bọn còn "tinh vi" đến mức, mọi chữ ký ủy quyền đều là chữ ký giả và khi Công an "sờ gáy", đến xác minh theo địa chỉ CMND thì những chủ nhân thực sự của nó lại chẳng hề biết điều gì...
 
Cụ thể, từ tháng 9-2014 đến khi bị bắt ngày 1-12-2016, Nguyễn Phước Toàn đã cầm đầu và kết nối với nhiều đối tượng để lập một đường dây mua bán hóa đơn khống thu lợi bất chính. Toàn chỉ đạo cho các chân rết thu mua những CMND ngoài thị trường do nhiều người bị mất.
 
Sau đó, Toàn dùng chữ ký giả để làm thủ tục uỷ quyền và hoàn tất hồ sơ thành lập 2 Công ty "ma" là công ty TNHH Tâm Khoa Nguyễn đóng tại quận Sơn Trà và công ty TNHH Nguyên Gia Bảo tại quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng).

Đến khi bị bắt, Toàn cùng đồng bọn trong đường dây đã thực hiện in ấn, mua bán tổng cộng khoảng 1.500 hoá đơn khống cho hàng trăm Công ty, đơn vị có nhu cầu với số tiền gần 50 tỉ đồng.
Đối tượng Toàn.
Đối tượng Toàn.
Đặc biệt, trong quá trình xác minh, cơ quan điều tra đã phát hiện dù giấy phép kinh doanh công ty của Toàn là đăng ký các lĩnh vực kinh doanh như: Vận chuyển phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng, bán lẻ đồ điện gia dụng… tuy nhiên hai công ty này không hề kinh doanh các mặt hàng trên mà chỉ in ấn, mua bán trái phép hoá đơn. Ngoài ra, mọi chữ ký uỷ quyền để làm thủ tục đăng ký kinh doanh đều là giả chữ ký của người đứng tên trong CMND…
 
Tiếp tục mở rộng điều tra vụ bán hoá đơn khống này, PC46 Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố bắt thêm 2 đối tượng liên quan trong đường dây do Nguyễn Phước Toàn cầm đầu, gồm: bà Nguyễn Thị Phương (56 tuổi, trú phường Bình Thuận, quận Hải Châu, Đà Nẵng) và Trần Thị Thu (26 tuổi, quê Quảng Trị, hiện trú tại đường Tôn Đản, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) để điều tra về hành vi "mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ, thu nộp ngân sách Nhà nước.
 
Đấu tranh bà Phương khai nhận: Từ tháng 1 đến tháng 12-2013, Phương đã thành lập Công ty TNHH Khoa Bình Minh, trên đường Bùi Kỷ, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, nhằm mục đích bán hoá đơn khống.
 
Đến năm 2014, khi quen biết với Toàn, bà Phương đã dùng nhiều CMND mua ngoài thị trường của những người bị mất để thay đổi chủ Công ty Khoa Bình Minh và cùng Toàn thành lập thêm 2 công ty khác là Tâm Khoa Nguyễn và Nguyên Gia Bảo, đồng thời bắt tay cùng Toàn để làm ăn.
 
 
Đến khi bị bắt, bà Phương đã bán hoá đơn với tổng doanh số khoảng 10 tỉ đồng, trong đó Công ty Khoa Bình Minh 356 hoá đơn và Công ty Tâm Khoa Nguyễn, Nguyên Gia Bảo hơn 1.000 hoá đơn.
 
Với đối tượng Thu, cơ quan điều tra xác định là kế toán, chuyên làm công việc kê khai, báo cáo thuế cho các Công ty trong đường dây của Toàn và bà Phương. Thu bị bắt cùng ngày với bà Phương, nhưng cho tại ngoại do có con nhỏ.
 
Cùng ngày, qua khám xét nhà riêng của bà Phương, cơ quan điều tra đã phát hiện hàng chục cuốn hoá đơn GTGT thể hiện tên các Công ty mà bà Phương và Toàn đã lập ra, trong đó nhiều cuốn đã sử dụng.
 
Cũng theo cơ quan điều tra, vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra mở rộng, bởi qua công tác nắm tình hình, số Công ty mà các đối tượng trong đường dây do Toàn, Phương, Thu điều hành đã lên đến hơn 10 Công ty, trong đó có nhiều Công ty thành lập tại TP Hồ Chí Minh. Điều đáng nói, thời gian gần đây, CATP. Đà Nẵng lật tẩy nhiều vụ mua bán hóa đơn với thủ đoạn hết sức tinh vi.
 
Như vụ ông Võ Ngọc Quý (59 tuổi) và vợ là Trần Thị Anh (quê Điện Bàn, Quảng Nam; trú Tam Thuận, Thanh Khê, Đà Nẵng) làm chủ mưu bị bắt vào tháng 6-2016 lập đến 4 công ty "ma" để mua bán hóa đơn có giá trị 150 tỷ đồng, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.
 
Báo động nở rộ "công ty ma" mua bán "hóa đơn thật"?
 
Thời gian gần đây, tại Đà Nẵng cũng như cả nước, nhiều đối tượng lợi dụng việc mở công ty "ma" để thực hiện hành vi mua bán hóa đơn khống. Điều này gây thiệt hại không nhỏ cho Nhà nước mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây nhiễu loạn cho xã hội.
 
Chia sẻ với PV chuyên đề CSTC thượng tá Nguyễn Mạnh Sơn, phó trưởng phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) Công an TP. Đà Nẵng cho biết: Do kinh doanh ảo, lợi nhuận thật nên việc mua bán hóa đơn khống tại Đà Nẵng cũng ăn theo và nở rộ như "nấm độc".
 
Và dựa vào chính sách và thủ tục lập công ty hiện nay khá đơn giản, nên ngày càng nhiều đối tượng đã lợi dụng "hợp thức hóa" công ty ma để qua mặt cơ quan chức năng.
 
Bên cạnh đó, thời gian gần đây, việc quản lý thuế cũng thông thoáng, như tự in hóa đơn và gần đây là doanh nghiệp không cần bảng kê khai chi tiết, cụ thể hàng tháng, hàng quý mà chỉ kê tổng thể khiến một số đối tượng lợi dụng phạm tội. Ngoài ra, công tác hậu kiểm của ngành thuế còn chậm, nên việc phát hiện, phòng ngừa sai phạm còn hạn chế….
 
"Có cung ắt có cầu", không ít người mua hóa đơn, các công ty, đơn vị mua hóa đơn ở các "dịch vụ" ở các công ty "ma" cũng có phần thuận lợi, hưởng lợi nên tiếp tay cho các công ty mua bán hóa đơn "đục nước béo cò".
 
Chỉ tính riêng từ năm 2015 đến nay, phòng PC46 đã khám phá hàng loạt vụ mua bán hóa đơn trái phép với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trước vụ mua bán hóa đơn khủng vừa được PC46 phát hiện vào những ngày cuối năm 2016 này, thì một đường dây "quý bà" mua bán hóa đơn khủng khác cũng chấn động không kém.
 
Đường dây  do Đỗ Thị Hoa (50 tuổi, ngụ phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) và con trai Nguyễn Thanh Vinh (26 tuổi) điều hành, với doanh số khống gần 200 tỷ đồng.
 
Với các thủ đoạn như am tường chuyện "cung cầu" của nhiều đối tượng, đơn vị cần mua hóa đơn, chứng từ khống hòng hợp thức hóa chi tiêu, lập hồ sơ hàng lậu, xuất khẩu hàng hóa khống, chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước…
 
Theo điều tra của PC46, nhờ đôi chút tiếng tăm trong giới kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Đà thành, nên Đỗ Thị Hoa rất am tường việc nhiều đối tượng, đơn vị cần mua hóa đơn, chứng từ khống để hợp thức hóa chi tiêu, lập hồ sơ hàng lậu, xuất khẩu hàng hóa khống, chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước, qua các cuộc "giao dịch" ngay tại nhà hàng, khách sạn do Hoa làm chủ…
 
Do vậy, để "vực dậy" việc kinh doanh của công ty đang vào giai đoạn thoái trào, thua lỗ triền miên, Hoa bèn nhanh nhạy chuyển hướng "kinh doanh, mua bán" hóa đơn, chứng từ trái phép…
 
Không chỉ riêng đường dây mua bán hóa đơn khủng do Đỗ Thị Hoa hay Nguyễn Phước Toàn cầm đầu bị phát hiện, mà liên tục trong thời gian qua PC46 đã phát hiện, điều tra, xử lý hàng loạt vụ án kinh tế tương tự.
Hóa đơn khống của công ty Toàn
Hóa đơn khống của công ty Toàn
Tuy nhiên, nếu trước đây, việc mua bán, sử dụng trái phép hoá đơn của các đối tượng chỉ là thủ đoạn dùng hóa đơn thật để lập hồ sơ, xuất khẩu hàng hóa khống, chiếm đoạt tiền thuế.
 
Thì hiện nay, các tội phạm này đã tinh vi hơn,  bằng hình thức thông qua việc mua bán hóa đơn do các doanh nghiệp "ảo" lập ra, hoặc kinh doanh trá hình nhằm qua mắt cơ quan chức năng.
 
Sau khi thuê người thành lập doanh nghiệp "ảo", mua được hóa đơn, bán và thực hiện xong hành vi, loại tội phạm này còn tìm cách tiêu hủy tài liệu, tang vật rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
 
Nhờ chiêu thức này, bên doanh nghiệp có nhu cầu và bên mua bán hoá đơn câu kết nhau bằng lợi nhuận phi pháp, "lợi cùng hưởng, họa cùng chịu" nên tuyệt đối giữ bí mật. Chính vì sự phức tạp trong hoạt động tội phạm khiến việc phát hiện và xử lý gặp nhiều khó khăn.
 
Đáng nói, theo PC46, hầu hết các "công ty ma" và những đường dây mua bán hóa đơn trái phép với con số hàng trăm tỷ đồng bị phát hiện này đều mới chỉ là "tạm tính" gây thất thu thuế GTGT của Nhà nước.
 
Còn thực tế thất thoát thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc sử dụng hóa đơn để rút tiền ngân sách Nhà nước và  thậm chí loại tội phạm kinh tế này còn tiếp tay cho các đối tượng hợp thức hóa hàng lậu, hàng giả, rút ruột công trình, trốn thuế tài nguyên môi trường thì sẽ là con số rất lớn.
 
Những vụ phát hiện công ty mua hóa đơn thời gian qua, hầu hết phía Công an phát hiện chứ đơn vị chức năng, ngành thuế cũng khó phát hiện bởi còn thiếu một số biện pháp quản lý chặt chẽ nên doanh nghiệp dễ lợi dụng.
 
"Đề nghị ngành Kế hoạch Đầu tư khi cấp phép, cấp đổi, thay đổi người đại diện… phải có người đại diện pháp luật đến nhận và đối chiếu thật chặt chẽ, tránh một số trường hợp làm giả, làm dối để lợi dụng phạm tội.
 
.

Nguồn: Báo CAND

.