Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201702/van-nan-lua-dao-vien-thong-723057/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201702/van-nan-lua-dao-vien-thong-723057/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vấn nạn lừa đảo viễn thông - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 14/02/2017, 15:56 [GMT+7]

Vấn nạn lừa đảo viễn thông

Ấn Độ hiện là quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều thứ hai thế giới. Và theo số liệu thống kê của Công ty kiểm toán PwC, số tội phạm Internet ở Ấn Độ đã tăng 350% chỉ trong giai đoạn 2012-2014.
 
Trước đó (tháng 2-2016), Bộ Công an Trung Quốc từng cảnh báo người dân về 48 kiểu lừa đảo viễn thông, trong đó có tấn công vào tài khoản, qua tin nhắn của nạn nhân để lấy thông tin tài khoản ngân hàng.
 
Từ vụ lừa đảo tại Ấn Độ
 
Hãng Reuters vừa dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết, đây là một trong những đường dây lừa đảo quy mô lớn nhất Ấn Độ, với số nạn nhân lên tới 650.000 người. Cảnh sát cho biết, nạn nhân bị lừa đóng tiền vào tài khoản một công ty, được cho là sẽ tăng theo cấp số nhân khi họ ấn xem hay "like", đường link các trang web mà những kẻ lừa đảo gửi đến điện thoại di động của họ.
 650.000 người bị lừa đảo gần 550 triệu USD trên Internet
650.000 người bị lừa đảo gần 550 triệu USD trên Internet
Theo đó, cứ mỗi lần ấn xem hay "like" tiền sẽ được cộng 5 rupee. Hôm 3-2, hãng Reuters cho biết, cảnh sát đã bắt 3 trùm lừa đảo điều khiển đường dây kể trên tại một địa điểm ở ngoại ô Thủ đô New Delhi, và tịch thu hơn 5 tỉ rupee (khoảng 74 triệu USD) trong nhiều tài khoản ngân hàng.
 
Và đường dây lừa đảo này hoạt động theo hình thức kim tự tháp. Đường dây lừa đảo này đã hoạt động trong nhiều năm, nhưng "nóng nhất" là sau tháng 8-2016, thời điểm chúng giả vờ phân chia tiền lợi nhuận cho các nạn nhân.
 
Ngoài chia lợi nhuận, bọn lừa đảo còn phân phát phần thưởng như nhà, xe, vé dự tiệc của các nghệ sĩ. Thủ đoạn này lập tức thu hút được nhiều nạn nhân đầu tư. Khi khám xét trụ sở của bọn lừa đảo, cảnh sát phát hiện 250 cuốn hộ chiếu - số hộ chiếu do công ty lừa đảo làm cho nhân viên và thành viên của chúng đi du lịch tại Australia.
 
Bọn lừa đảo đã quay phim, chụp ảnh kỳ nghỉ này và đưa lên mạng để dụ dỗ nạn nhân mới. Theo cảnh sát, sẽ phải mất khá nhiều thời gian để thu hồi toàn bộ số tiền mà nạn nhân đã bỏ ra, và đây là một việc vô cùng nan giải.
 
Tới chuyên án "Campuchia 20-9"
 
Gần 5 tháng trước (20-9-2016), công an thành phố Nam Kinh, Trung Quốc đã cử hơn 140 cảnh sát, đáp chuyến máy bay thuê bao để áp giải 63 nghi phạm (50 người Trung Quốc và 13 người Đài Loan) về nước.
 
Số nghi can kể trên bị bắt và dẫn độ vì đã giả danh cơ quan chức năng, gọi điện thoại qua mạng internet (VoIP) để lừa gạt, tống tiền các nạn nhân người Trung Quốc. Và họ bị dẫn độ về Trung Quốc để điều tra bởi đại đa số nạn nhân của đường dây lừa đảo này đều sống ở đại lục.
 
Dư luận cho rằng, việc quyết định đưa những tội phạm bị bắt trong chuyên án "Campuchia 20-9" vào án điểm cho thấy, Bắc Kinh đặc biệt quan tâm tới tội phạm lừa đảo viễn thông. Và việc này diễn ra sau khi Campuchia quyết định trục xuất 63 nghi phạm tống tiền qua mạng về Trung Quốc hôm 20-9-2016.
 
Theo giới truyền thông, cảnh sát Campuchia trục xuất 63 nghi phạm kể trên sau 3 tuần bắt giữ chúng, khi mở cuộc đột kích vào một căn hộ ở Thủ đô Phnom Penh. Khi đó, tờ Khmer Times dẫn lời Thiếu tướng Uk Heiseila, Trưởng phòng điều tra của Bộ Nội vụ Campuchia cho biết, trong số 63 người bị bắt và trục xuất có 9 phụ nữ.
 
Trước đó (tháng 7-2016), cảnh sát Campuchia đã trục xuất 39 người Trung Quốc có hành vi lừa đảo tương tự. Ước tính tổng số tiền nạn nhân đã bị bọn lừa đảo "móc túi" lên tới hàng tỉ USD.
 
Theo thống kê của cảnh sát Campuchia, kể từ năm 2011, khoảng 8.000 người Trung Quốc đã bị bắt tại các nước Campuchia, Indonesia và Philippines với cáo buộc tham gia vào các vụ tống tiền qua mạng.
 
Và từ tháng 11-2015, Campuchia đã trục xuất về Trung Quốc 200 đối tượng bị tình nghi có dính líu đến các đường dây lừa đảo viễn thông.
Hơn 1 năm trước (11-11-2015), tờ South China Morning Post từng cho biết, cảnh sát Trung Quốc, Hongkong và Đài Loan đã phối hợp trong chiến dịch truy quét tội phạm lừa đảo qua mạng và điện thoại quy mô lớn, bắt 431 nghi phạm. Số nghi phạm bị bắt đa số là người Đài Loan và Trung Quốc. Và đối tượng bị chúng lừa đảo là người Hongkong, Trung Quốc và Đài Loan.
 
Trong số những người bị lừa, đáng quan tâm nhất là nữ ca sĩ Lý Nguyên Dung, đã ngoài thất thập ở Hongkong - bà bị lừa đảo gần 2,6 triệu USD. Cảnh sát cho biết, để tránh bị phát hiện, những cuộc gọi thường được thực hiện qua máy chủ đặt ở Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Hongkong và một số nước châu Á khác.
 
Giới chuyên gia khuyến cáo, tội phạm lừa đảo người Trung Quốc đã và đang hoành hành tại một số nước ASEAN, với thủ đoạn tống tiền qua điện thoại Internet giá rẻ.
.

Nguồn: Báo CAND

.