Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201803/am-anh-hoi-chung-bat-coc-tre-em-va-hanh-xu-tieu-cuc-cua-dam-dong-784075/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201803/am-anh-hoi-chung-bat-coc-tre-em-va-hanh-xu-tieu-cuc-cua-dam-dong-784075/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ám ảnh hội chứng 'bắt cóc trẻ em' và hành xử tiêu cực của đám đông - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 09/03/2018, 08:29 [GMT+7]

Ám ảnh hội chứng 'bắt cóc trẻ em' và hành xử tiêu cực của đám đông

Mọi việc đều bắt nguồn từ những thông tin nhiễu loạn trên cộng đồng mạng, từ những người muốn nổi tiếng, muốn câu kéo người đọc để bán hàng. Để rồi từ đó sinh ra một cộng đồng hỗn loạn, dễ bị kích động…
 
“Bắt cóc trẻ em” có lẽ là cụm từ nhạy cảm nhất trong thời điểm hiện tại, bởi chỉ cần trong đám đông mà có tiếng hô “bắt cóc trẻ em”, tức thì một người vô tội có thể bị đánh đập tàn nhẫn mà không cần biết rõ thực hư. 
Hình ảnh anh Tuấn chở cháu Lan đi tìm mua bóng bay.
Hình ảnh anh Tuấn chở cháu Lan đi tìm mua bóng bay.
Mọi việc đều bắt nguồn từ những thông tin nhiễu loạn trên cộng đồng mạng, từ những người muốn nổi tiếng, muốn câu kéo người đọc để bán hàng. Để rồi từ đó sinh ra một cộng đồng hỗn loạn, dễ bị kích động…
 
Cách đây không lâu, vào chiều 19-2-2018 (tức mùng 4 Tết), vụ việc nữ sinh 14 tuổi Trịnh Thị Lan, ở xã Hợp Lý (Lý Nhân, Hà Nam) “mất tích” cùng người đàn ông lạ mặt khi bán bóng bay đã khiến người dân nơi đây xôn xao. Cũng chỉ bởi vì có thông tin lan truyền trên Facebook rằng, cô gái đã bị người đàn ông này bắt cóc. 
 
Theo đó, do không tìm thấy con gái, gia đình Lan đã xem lại camera thì thấy Lan được một người đàn ông chở trên xe máy. Lo lắng cho con, người thân đã đổ xô đi tìm, đồng thời đăng thông tin, hình ảnh của Lan lên mạng xã hội để nhờ tìm kiếm, đồng thời báo cáo cơ quan chức năng địa phương. Bài viết về cô bé bị bắt cóc này được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhanh và càng làm cho nhiều người tin tưởng về tính chính xác của thông tin.
 
Anh Tuấn bị người dân đánh vì nghi bắt cóc trẻ em.
Anh Tuấn bị người dân đánh vì nghi bắt cóc trẻ em.
Người đăng tải thông tin lên mạng đã trích lại lời kể của em gái Lan rằng: “Hai chị em cháu cùng bán bóng bay ở trước cửa nhà (gần bưu điện xã Hợp Lý) thì có một người đàn ông trung tuổi lạ mặt đến hỏi mua bóng và bảo chở chị cháu đến chỗ lấy bóng. Người đàn ông này có đưa cho chị cháu đội 1 chiếc mũ cối, cháu có bảo chị đừng đi nhưng chị Lan cứ thế ngồi lên xe đi cùng người đàn ông đó”. 
 
Camera gần nhà Lan có ghi được hình ảnh lúc 13h40 và đi theo hướng xã Chính Lý…
 
Đến chiều tối cùng ngày, khi người đàn ông nói trên chở cháu Lan về gần nhà thì có người quen nhìn thấy nên đã yêu cầu người này về trụ sở UBND xã Hợp Lý để làm việc. 
 
Điều đáng nói, tại đây, người này đã bị một số người dân đánh bị thương. Vụ việc đã được quay video, thậm chí là livestream (truyền hình trực tiếp) trên Facebook với lời cáo buộc, đây là kẻ bắt cóc.
 
Sau khi làm việc với các bên liên quan, Công an tỉnh Hà Nam đã xác minh và cho biết, người đàn ông bị nghi bắt cóc trẻ em là anh Nguyễn Văn Tuấn (44 tuổi, trú tại huyện Duy Tiên, Hà Nam). 
Hai người phụ nữ bán tăm bị đánh.
Hai người phụ nữ bán tăm bị đánh.
Ngày hôm đó, anh Tuấn có đến hỏi mua bóng bay hình con chó có tai nhưng chỗ cháu Lan lại không có. Nghe Lan nói phải sang cửa hàng ở xã bên cạnh mới có loại bóng này, anh Tuấn đã nhờ Lan lấy xe đi mua hộ.
 
Do Lan không biết đi xe máy nên anh Tuấn đã trực tiếp chở cô bé đến địa điểm mua bóng bay mà Lan đã chỉ nhưng không được. Sau đó, cả hai tiếp tục đi đến thị trấn Vĩnh Trụ tìm mua. Anh Tuấn không thể ngờ được rằng, trong quãng thời gian cả hai đi mua bóng thì anh vô tình đã trở thành một kẻ bắt cóc bởi tính đa nghi và dễ bị kích động của nhiều người.
 
Cũng theo Công an tỉnh Hà Nam, Lan khẳng định trong quãng thời gian đi chỉ đường cho anh Tuấn mua bóng bay, cô bé không bị đe dọa hoặc bị xâm hại. Công an địa phương đã đưa anh Tuấn vào bệnh viện điều trị và tiếp tục điều tra vụ việc. 
 
Cũng theo một số thông tin cho biết, cá nhân anh Tuấn tại địa phương không có điều tiếng gì. Nhưng vào những ngày Tết thì hay nhậu nhẹt uống rượu dẫn đến có những việc làm thiếu tỉnh táo.
 
Có lẽ vì thế mà hôm ấy, anh Tuấn đã chở Lan đi suốt 3 tiếng đồng hồ, thấy hàng bán bóng nào cũng sà vào hỏi mua mà không nghĩ rằng gia đình sẽ rất hoang mang khi con gái của mình mất tích.
 
Vụ việc nói trên là một điển hình về sự mù quáng, tin tưởng vào một thông tin chưa được xác minh và dễ bị kích động như thế nào.
 
Cách đây vài tháng cũng đã có những vụ việc tương tự như vậy xảy ra và để lại kết quả đáng tiếc. Đó là vụ hai người phụ nữ bán tăm bị nhiều người hành hung do nghi bắt cóc trẻ em và vụ việc cả làng hùa nhau đốt xe của một gia đình vì nghi thôi miên cướp tài sản. Điều đáng nói là hai vụ việc xảy ra chỉ cách nhau vài ngày.
 
Theo đó, vào trưa 22-7-2017, chị Lê Thị Bảy cùng chị Nguyễn Thị Phúc (cả hai người đều là thành viên của Hợp tác xã Tình thương huyện Mỹ Đức) đến thôn Thái Phù (Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội) để bán tăm gây quỹ tình thương. Khi đến nhà cháu Đinh Huy Anh (6 tuổi) hỏi bố mẹ cháu có nhà không để bán tăm. 
 
Một số người dân địa phương thấy hai người phụ nữ lúi húi nói chuyện với đứa trẻ thì nghi ngờ đây là kẻ bắt cóc trẻ em. Bởi trước đó, trên các trang mạng đã có nhiều thông tin về các vụ việc tương tự nên đã đuổi đánh chị Bảy và chị Phúc khiến cả hai bị thương phải đi cấp cứu.
Bà Mai, một nhân chứng chứng kiến vụ việc cho biết, khi đang bán hàng thì thấy ồn ào trước cửa nhà rồi thấy mọi người đang vây đánh hai người phụ nữ, có người hô hào rằng đây là kẻ bắt cóc trẻ em. Lúc đó, tại hiện trường có hàng trăm người, do đám đông đang bị kích động mất kiểm soát nên bà Mai cũng không dám ra can ngăn vì sợ bị hiểu nhầm là đồng bọn.
 
Chị Trâm, một trong những người đăng tải sự việc này lên Facebook cho hay, khi đang trông con thì chị thấy đám đông đang xúm lại chất vấn hai người phụ nữ có biểu hiện bất thường. 
 
Khi đó, chị Trâm có hỏi hai người phụ nữ về giấy tờ liên quan đến việc bán tăm nhưng hai người này không xuất trình được giấy tờ. Chị Trâm có quay video khoảng 5 phút rồi đăng lên mạng rồi gỡ xuống ngay sau đó.
 
Sau khi bị hành hung, chị Bảy và chị Phúc đã được Công an huyện Sóc Sơn đưa đi Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn để khám và điều trị. Cả hai đều rơi vào tình trạng hoảng loạn, thâm tím mặt mũi, người bị phù nề. Công an huyện đã triệu tập một số đối tượng để điều tra làm rõ về hành vi cố ý gây thương tích.
 
Còn trong vụ việc xảy ra tại huyện Thanh Hà (Hải Dương) ngày 20-7, Trịnh Mạnh Hải chạy ôtô nhãn hiệu Fortuner đi cùng một người bạn từ Hải Dương về nhà vợ ở xã Tân Việt.
 
 Khi ngang qua cửa hàng bán đồ gỗ của vợ chồng chị Lê Thị Quyên ở xã Hồng Lạc thì dừng xe, vào cửa hàng hỏi mua đồ. Trong lúc nói chuyện, chị Quyên bỗng chóng mặt, mệt mỏi và bỗng nghĩ đến những tin đồn trên mạng về việc bị thôi miên nên chạy sang hô hoán nhà hàng xóm. 
 
Nghe tiếng kêu cứu, nhiều người cũng lao ra hô hào phụ họa khiến hàng chục người ra chặn xe anh Hải gây ách tắc giao thông. Đám đông đòi đánh những người trong xe anh Hải, một số người kích động còn lật chiếc ôtô xuống ruộng rồi châm lửa thiêu rụi chiếc xe.
Công an xã Hồng Lạc sau khi có mặt đã phải “cầu cứu” Công an huyện Thanh Hà bởi đã có gần… 1.000 người đang bao vây anh Hải. Qua một hồi kiên trì vận động, phối hợp với chính quyền địa phương thì đến tận 1 giờ sáng hôm sau, Công an mới đưa được anh Hải rời khỏi một cách an toàn. 
Chiếc xe bị các đối tượng quá khích đốt ở Hải Dương.
Chiếc xe bị các đối tượng quá khích đốt ở Hải Dương.
Sau khi tiến hành điều tra, cơ quan chức năng đã khẳng định anh Hải không thôi miên, đánh thuốc mê chị Quyên hoặc bắt cóc trẻ em như đám đông suy diễn. Công an đã xử lý hành vi hủy hoại tài sản của nhóm người quá khích.
 
Tất cả những vụ việc nói trên đều xuất phát từ sự thiếu tỉnh táo trước thông tin ảo trên mạng. Trong thời điểm hiện tại, giá trị của sự nổi tiếng và những cái “like” trên mạng đã đủ lớn để khiến nhiều người bịa đặt ra thông tin sai sự thật. 
 
Cũng giống như một chương trình quảng cáo, khi được lặp lại liên tục sẽ tạo cho người xem ấn tượng ghi sâu vào não bộ, giúp các công ty bán được hàng. Và ở đây, tần suất thông tin lặp đi lặp lại liên tục về những vụ bắt cóc, thôi miên, lừa đảo… cũng đã in sâu vào trong ý thức nhiều người, khiến họ bị rối loạn thông tin, trở nên đa nghi và dễ dàng bị kích động khi có người hô hào.
 
Rất may rằng, trong những vụ việc nói trên chưa có thiệt hại về tính mạng bởi sự có mặt kịp thời của cơ quan chức năng và những người còn “tỉnh táo”. Chắc chắn rằng, nếu những thông tin lừa lọc còn đầy rẫy trên mạng thì sẽ còn nhiều vụ việc đáng tiếc nữa xảy ra, một người vô tội nào đó sẽ bị tình nghi thành kẻ bắt cóc, tống tiền hay thôi miên cướp tài sản. 
 
Để giải quyết được vấn đề này, ngoài việc kiểm soát thông tin trên mạng, đòi hỏi từ chính bản thân người đọc phải biết chắt lọc, đâu là đúng, đâu là sai. Từ đó, tránh để bản thân bị “nhiễm bẩn” bởi tin ảo, trở nên dễ dàng bị kích động đến mức mất kiểm soát như những người dân trong các vụ việc đã kể trên. 
.

Nguồn: CAND

.