Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201902/chong-toi-pham-buon-nguoi-bang-cong-nghe-cao-838947/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201902/chong-toi-pham-buon-nguoi-bang-cong-nghe-cao-838947/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chống tội phạm buôn người bằng công nghệ cao - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 13/02/2019, 15:03 [GMT+7]

Chống tội phạm buôn người bằng công nghệ cao

Robert Breare, lãnh đạo chiến lược và đổi mới của Kenya Wildlife Service (khu bảo tồn đời sống hoang dã của Kenya) cho biết, những chiếc máy bay không người lái (UAV) chỉ nhằm hỗ trợ - hơn là thay thế - chó đánh hơi và các đội kiểm lâm vũ trang sử dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS. Phần đông các chuyên gia nhận định công nghệ UAV chưa phải là giải pháp hoàn hảo nhất. Bởi vì, như Breare giải thích: “UAV không được vũ trang.
 
Hơn nữa, việc phát hiện bóng dáng của một tên săn lậu trong công viên rộng lớn là điều hết sức khó khăn, cho dù có sử dụng camera ghi hình nhiệt ban đêm”. Jonathan Downey, Giám đốc điều hành Công ty công nghệ Airware đặt trụ sở tại San Francisco (Mỹ) cũng thừa nhận việc phát triển một thân máy bay vừa nhẹ vừa đủ mạnh mẽ phù hợp với môi trường châu Phi vẫn còn là thách thức phía trước, nhất là về giá thành.
Nhân viên RPA đang thử nghiệm Skate UAV cho các khu bảo tồn ở châu Phi
Nhân viên RPA đang thử nghiệm Skate UAV cho các khu bảo tồn ở châu Phi
Trong khi “bộ não” của UAV nặng chỉ 100g, bộ năng lượng để vận hành trong các sứ mạng giám sát kéo dài đòi hỏi nặng nề hơn, nghĩa là thân máy bay phải to hơn và do đó giá thành cũng đắt hơn nhiều. Những chiếc UAV nhỏ, rẻ tiền hơn với bộ năng lượng sử dụng được trong 30 đến 90 phút, trong khi đó các khu bảo tồn “thực sự cần những chiếc UAV có khả năng bay liên tục trong 6 đến 8 giờ”, Breare cho biết.
 
Aerial Information Platform (bao gồm các hệ thống phân tích dữ liệu trên nền đám mây và lái tự động) của Aieware có giá từ 50.000 đến 70.000 USD khi xuất hiện trên thị trường vào cuối năm 2014 - theo quảng cáo của Jonathan Downey. Những chiếc UAV tầm xa kỹ thuật cao có thể có giá hơn 250.000 USD. Ngoài ra, còn cần phải phát triển phần mềm tự động dò các loài động vật khác nhau và đếm số lượng. Trên khu vực đồng bằng ở châu Phi, vào giữa đêm đen, bọn săn trộm sẽ trở nên vô hình ở khoảng cách chỉ 100 mét.
 
Do đó, những chiếc UAV phóng bằng tay được trang bị hệ thống nhìn ban đêm sẽ trở nên hữu dụng - theo Scott Williams, người sáng lập và Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Khu bảo tồn (RPA), Công ty tư vấn công nghệ phi lợi nhuận. RPA đang thử nghiệm tích hợp hàng loạt các công nghệ cho Khu bảo tồn Amakhala ở tỉnh Eastern Cape, Nam Phi. Các hệ thống khác - như là gắn thẻ theo dõi động vật – được sử dụng kết hợp với công nghệ UAV.
 
Scott Williams cho biết: “Chúng tôi đã phát triển loại thẻ theo dõi tích hợp công nghệ xác định tần số vô tuyến (RFID) và gắn trên thân những con thú, nhân viên kiểm lâm, xe cộ, vũ khí và cây cối. Chúng tôi cho lập 3 tháp lớn để thu nhận tín hiệu từ các thẻ theo dõi và tạo ra một loại không gian mạng. UAV chỉ là một lớp của củ hành mà chưa phải là giải pháp toàn bộ”.  
 
Hiện nay, có một số giải pháp công nghệ tiên tiến có thể giúp chống lại bọn tội phạm buôn người có tổ chức. Kevin Montgomery - Giám đốc kỹ thuật Trung tâm Tính toán Sinh học quốc gia Đại học Stanford, người thành lập trang web Collaborate.org - đề xuất một biện pháp nhằm giải quyết vấn đề.
Trang web Collaborate.org
Trang web Collaborate.org
Collaborate thu thập thông tin từ các nguồn như dữ liệu GIS (Hệ thống thông tin địa lý), tin tức và truyền thông xã hội, các mạng cảm biến, các bản tin thời tiết, những sự di chuyển của tàu bè và đối chiếu tất cả lại với nhau trong một bản đồ toàn cầu duy nhất. Quan sát 3D cho phép người dùng phóng to một địa điểm để nhìn thấy rõ chuyện gì đang diễn ra ở đó.
 
Hiện Collaborate có cơ sở dữ liệu 10 petabyte (đơn vị petabyte tương đương 1 triệu tỷ byte) - tức gấp 5 lần thông tin được lưu trữ trong tất cả các thư viện nghiên cứu học thuật Mỹ. Tiến sĩ Montgomery giải thích: “Khi kết hợp mọi thông tin lại với nhau, chúng ta sẽ nắm được vấn đề để cùng phối hợp hành động”.
 
Hugh Bradlow, Giám đốc công nghệ Công ty viễn thông Telstra của Australia đề nghị một số gọi khẩn cấp toàn cầu duy nhất dành cho các nạn nhân của bọn buôn người. Hugh Bradlow nhận định: “Thường thì các nạn nhân của tội phạm buôn người không biết được mình bị đưa đến quốc gia nào, thế nên chúng ta cần một số điện thoại chung cho mỗi quốc gia. Họ có thể mù chữ nên không thể sử dụng tin nhắn văn bản. Họ cũng có thể ở trong một khu vực ngôn ngữ khác cho nên vẫn cần có hệ thống đa ngôn ngữ”.
 
Giữ an toàn cho người gọi cũng là một yếu tố quan trọng. Điều đó có nghĩa là bọn tội phạm dễ dàng nhìn thấy những con số hay văn bản tin nhắn trên điện thoại của nạn nhân. Do đó, theo Bradlow, cách an toàn nhất là dựa vào công nghệ gọi là Dịch vụ bổ sung dữ liệu phi cấu trúc, hay USSD.
 
Có thể hiểu là giống như tin nhắn văn bản, song tin nhắn USSD (tối đa 182 ký tự) mở một kết nối mạng 2 chiều giữa điện thoại di động và điểm kết nối cuối. So với tin nhắn SMS thì USSD có thể được sử dụng cho các tương tác thời gian thực. USSD được xây dựng cho mọi hệ thống tín hiệu điện thoại GSM (hệ thống toàn cầu cho giao tiếp di động) và đây là một cách để gửi các lệnh ngắn từ điện thoại đến mạng dịch vụ.
 
Bradlow cho biết: “Đó là hệ thống rất đơn giản, chỉ cần đặt dấu # trước và sau một con số rồi bấm nút gửi đi mà không để lại dấu vết nào khiến cho bọn tội phạm buôn người phát hiện được”. Sau đó, bên nhận tin sẽ kiểm tra thông điệp trên quy mô toàn cầu để định vị điện thoại ở địa phương nào.
.

Nguồn: CAND

.