Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/201501/vu-may-bay-qz8501-roi-co-truong-khong-cam-lai-583565/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/201501/vu-may-bay-qz8501-roi-co-truong-khong-cam-lai-583565/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vụ máy bay QZ8501 rơi: Cơ trưởng không cầm lái - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 30/01/2015, 09:24 [GMT+7]

Vụ máy bay QZ8501 rơi: Cơ trưởng không cầm lái

Sau hơn hai tuần phân tích các hộp đen, đội điều tra tin rằng, phi công phụ người Pháp Rémi-Emmanuel Plesel là người điều khiển máy bay khi nó gặp một cơn bão trong hành trình từ Surabaya tới Singapore.
 
Mây vũ tích và việc tăng tốc quá lớn được cho là những yếu tố khiến máy bay lao nhanh.
 
Giới chức Indonesia đang tập trung vào yếu tố cơ phó đã điều khiển máy bay tăng độ cao một cách bất thường, trong khi hệ thống tự bảo vệ được điều khiển bằng máy điện toán gặp trục trặc.
 
Theo Chánh thanh tra Mardjono Siswosuwarno của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Indonesia (NTSC), “Cơ phó thường ngồi bên phải trong buồng lái. Nhưng lúc đó anh ta là người điều khiển máy bay. Cơ trưởng ngồi bên phải đóng vai trò giám sát”.
Hộp đen máy bay QZ8501 được trục vớt
Hộp đen máy bay QZ8501 được trục vớt
Phi công Plesel, cơ phó, từng là kỹ sư của hãng Total SA, đã bay 2.200 giờ trong vòng 3 năm làm việc tại AirAsia. Trong khi đó, cơ trưởng Iriyanto, một phi công máy bay quân sự, đã bay tới gần 22.000 giờ, bao gồm hơn 6.000 giờ bay với Airbus A320.
 
Một số nhà điều tra cho biết, các cuộc ghi âm trong buồng lái cho thấy cơ trưởng và cơ phó đã nỗ lực kiểm soát máy bay nhưng bất thành. Bản báo cáo điều tra đầy đủ sẽ được hoàn thành trong 6-7 tháng nữa.
 
Liên quan tới hoạt động tìm kiếm, trục vớt thi thể các nạn nhân, tính đến nay, bệnh viện cảnh sát Đông Java đã nhận được tổng cộng 70 thi thể nạn nhân trong tổng số 162 người trên chiếc máy bay gặp nạn. Nhóm Nhận dạng nạn nhân trong thảm họa (DVI) đã xác định được danh tính 56 nạn nhân và bàn giao cho các gia đình người bị nạn, 14 thi thể còn lại vẫn đang trong quá trình xác định ADN. Trong hai ngày 27 và 28/1, có thêm 2 thi thể nạn nhân được vớt lên từ biển.
 
Các hoạt động tìm kiếm 92 nạn nhân còn lại đang tạm dừng trong ngày 29 và 30/1 để tổ chức lại lực lượng và các trang thiết bị cần thiết. 
 
Hoạt động tìm kiếm các thi thể nạn nhân và mảnh vỡ máy bay sẽ tiếp tục được tiến hành vào ngày 31/1, mà không có sự tham gia của lực lượng quân đội. Trước đó, lực lượng quân đội Indonesia tham gia hoạt động tìm kiếm đã trở về các căn cứ quân sự của họ sau khi không tìm thấy thêm thi thể nào cũng như không trục vớt được phần thân máy bay.
 
Liên quan tới chiếc máy bay bị nạn MH370, giới chức Malaysia mới đây cho biết nước này dự kiến sẽ công bố một báo cáo điều tra vào ngày 7/3 tới, nêu chi tiết về điều tra kỹ thuật, trong đó có các phát hiện của nhóm điều tra quốc tế được thành lập vào tháng 4/2014. 
 
Năm 2014, Malaysia đã đưa ra một báo cáo sơ bộ sau một tuần xảy ra vụ việc, song có rất ít thông tin trong báo cáo này.
 
Chiếc máy bay Boeing 777 của hãng Hàng không Malaysia thực hiện chuyến bay MH370 chở 239 hành khách và phi hành đoàn trong hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh đã biến mất một cách bí ẩn ngày 8/3/2014. Nhà chức trách Malaysia cho biết các dữ liệu vệ tinh cho thấy máy bay này đã chệch khỏi đường bay đã định và hướng ra vùng biển phía Nam Ấn Độ Dương. 
 
Một chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn và tốn kém nhất trong lịch sử do Australia dẫn đầu đã được tiến hành tại vùng biển được cho là nơi máy bay rơi, song đến nay chưa tìm được một bằng chứng chắc chắn nào. 
.

Nguồn: Chinhphu.vn

.