Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201210/23465-nen-co-cai-nhin-tan-sau-xuong-co-so-394791/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201210/23465-nen-co-cai-nhin-tan-sau-xuong-co-so-394791/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nên có cái nhìn tận sâu xuống cơ sở - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 12/10/2012, 14:20 [GMT+7]
23465

Nên có cái nhìn tận sâu xuống cơ sở

Các vấn đề cụ thể như giáo dục phổ thông vẫn giữ 12 năm hay 11 hoặc trở lại 10 năm như trước 1981. Viết lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa. Bỏ cao đẳng và TCSP, kiềm chế lạm phát mở thêm trường, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị giáo dục. Tăng lương giáo viên cho đủ để yên tâm dạy giỏi cũng là để tạo nguồn học sinh giỏi khá đi thi sư phạm, chống tình trạng qua thăm dò có đến 50% số giáo viên đang đứng lớp nói nếu cho chọn lại nguyện vọng sẽ không chọn nghề giáo viên. Thật quá nhiều vấn đề khó và tốn kém.
 
Đã quá nhiều lần viết chương trình và sách giáo  khoa, mỗi lần phải chi hàng chục nghìn tỷ đồng rồi sau đó có hàng trăm người viết lại sách tham khảo bắt phụ huynh mua nặng trĩu ba lô từ học sinh tiểu học trở lên. Gánh nặng này chắc chắn người viết, người soạn chương trình không chịu. Thiết nghĩ cải cách gì cũng phải có cách nhìn tận xuống cơ sở, phải hiểu dân, nhìn rõ thực trạng trường học hiện nay.

Vấn đề  xã hội lo lắng quan tâm nhất trong giáo dục hiện nay là chất lượng thực của nó, trước hết là ở bậc phổ thông. Nếu ai nói chất lượng của GD hiện nay suy giảm thảm hại là không đúng sự thật. Ngược lại ai một mực ca ngợi rằng chất lượng giáo dục đào tạo rất vững chắc, phát triển năm sau cao hơn năm trước, hãy yên tâm về sản phẩm của GD hàng năm “xuất xưởng” cũng là một cách nhìn chưa chính xác, chưa vì lợi ích toàn bộ mà chỉ nghĩ đến lợi ích cục bộ.
 
Thực ra xã hội không đổ lỗi chất lượng về đạo đức của một bộ phận học sinh yếu kém, cá biệt nguy hiểm cho nhà trường chịu một mình, nhưng chất lượng về mặt trí dục, tức kiến thức văn hoá cơ bản thì chắc chắn nhà trường phải nhận lấy trách nhiệm chính.
 
Muốn có chất lượng GD nói chung, chất lượng các bộ môn văn hoá nói riêng nâng lên đạt đúng chuẩn của lớp học, bậc học, thực ra chỉ có cách phải chọn được học sinh đầu vào cho đúng, giao các học sinh đó cho những người quản lý trường học nghiêm túc và các nhà giáo có phẩm chất, thạo nghề dạy học và giáo dục. Sau mỗi bậc học nhà trường và ngành phải nghiệm thu được sản phẩm đầu ra một cách thực chất. Nói ra thì nhiều, nhưng chân lý vốn đơn giản thế.
 
Việc cải cách giáo dục hiện nay không dễ nhưng sẽ làm được nếu
ngành giáo dục quyết tâm. Ảnh minh họa
 
Bức tranh dạy, học và quản lý giáo dục hiện tại là bức tranh thành tích mà các “hoạ sĩ” cứ vẽ năm này sang năm khác. Thiết nghĩ không phải nêu ví dụ về sự đỗ cao trong thi tốt nghiệp rồi sau đó thi đại học điểm 0 hoặc quá kém, rồi quá kém hoặc không thi đại học vẫn có nhiều giấy trúng tuyển nữa. Đáng ra đây là những bài học tốt cho người quản lý, nhà trường và những phụ  huynh ít biết về con em mình. Chưa có ai giải thích thật thuyết phục các hiện tượng trên.
 
Nếu cho rằng những học sinh đó không có tố chất tối thiểu để học sao lại được xếp loại giỏi, sao ta vẫn nhận làm gia sư đào tạo mà không từ chối trước phụ huynh? Các cháu tiểu học kia nếu không bình thường về trí tuệ, tiếng Việt cũng không xoá mù được sao vẫn lên đến lớp 5? Ai bắt nhà trường phải giấu giếm phụ huynh điều đó?

Từ đó, chúng ta thấy chất lượng là do từng ngôi trường, từng tập thể đội ngũ mà hiệu trưởng là con chim đầu đàn làm nên, không nên mổ xẻ nhiều ở tầng vĩ mô, chiến lược, mà cần hướng cái nhìn đúng, nhìn sâu về phía sân trường, bục giảng hàng ngày. Nếu mổ xẻ hãy mổ xẻ về trách nhiệm và trình độ quản lý. Tại sao thiếu quan tâm, đầu tư, kế hoạch, thanh tra, xử lý kịp thời, hiệu quả, nghiêm túc.
 
Cán bộ thanh tra giáo dục không phải mọi cán bộ quản lý đều làm được, chỉ có một số cán bộ quản lý GD có tố chất, phẩm chất làm thanh tra thôi. Có một giờ dạy kiểm tra trình độ một cô giáo tiểu học. Cô giáo đã lúng túng và không làm được bài cộng 1+100. Sau giờ dạy cô nói trong óc thì biết đáp số là 101 nhưng không sao sắp được phép cộng hàng dọc trước mặt học sinh và cán bộ thanh tra.

Vào những năm cuối thập niên 80 thế kỉ trước, để thực hiện dân chủ hoá trường học, các nhà trường THPT thường hay lấy phiếu tín nhiệm của học sinh về các giờ dạy của thầy cô. Kết quả thu được nhiều phiếu yêu cầu thay GV. Sau này việc lấy phiếu thăm dò đó bãi bỏ, vì có quá nhiều lý do không giải quyết được nguyện vọng của người học. Bỏ biện pháp đó không có nghĩa chất lượng người dạy đã nâng cao. Khi các cầu thủ trong câu lạc bộ kí đơn tập thể yêu cầu thay HLV, có lẽ cũng nằm trong tình hình chung của phạm trù thầy trò hiện nay thôi.

Vậy nên trước hết phải chuẩn hoá đội ngũ cả văn bằng và chất lượng thực tế. Tiếp đến là tăng cường cơ sở vật chất trường học, cải cách lương. Sau đó việc cần làm quyết liệt thường xuyên là cải tiến phương pháp dạy và học. Phương pháp dạy học tối ưu đã tìm thấy, đã tổ chức tập huấn, hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa học, thực nghiệm trên các đối tượng đã làm cả, nhưng xem ra đâu lại vào đó.
 
Hiện tượng “trên nói dưới không nghe” cũng có và “không thể nghe” vì nhiều lý do cũng có. Nhiều người nghĩ phương pháp dạy học thuộc năng lực sư phạm của giáo viên. Không hẳn thế, phương pháp còn biểu hiện phẩm chất nhà giáo. Vì mục đích quyết định phương pháp. Mục đích nào phương pháp ấy. Giáo dục ta hiện nay chưa hội tụ được mục đích trong nhà giáo thì phương pháp dạy học sẽ khác nhau và không có động lực để cải tiến.
 
Nhìn kỹ sẽ thấy “thầy nào phương pháp đó” rất đa dạng. Người quản lý làm sao huy động được sự đa dạng hướng về phương pháp tối ưu nhằm đạt mục đích. Hạn chế đi đến chấm dứt phương pháp lạc hậu tiêu cực. Hiện nay phương pháp lạc hậu tiêu cực còn có đất sống, còn bám trụ trên nhiều sân trường. Nguyên nhân đại loại ở các khâu đào tạo thầy, thi cử, cào bằng hưởng thụ, bình xét đại khái, thanh tra cho vui v.v...

Không dễ chút nào, nhưng chắc chắn làm được nếu cán bộ quản lý giáo dục các cấp thực sự bắt tay vào làm.

Hoàng Văn Hân
.