Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201210/23631-truong-chuan-quoc-gia-chuan-giao-duc-khong-phai-danh-hieu-thi-dua-394651/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201210/23631-truong-chuan-quoc-gia-chuan-giao-duc-khong-phai-danh-hieu-thi-dua-394651/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trường chuẩn quốc gia: Chuẩn giáo dục, không phải danh hiệu thi đua - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 22/10/2012, 07:35 [GMT+7]
23631

Trường chuẩn quốc gia: Chuẩn giáo dục, không phải danh hiệu thi đua

Hiện nay còn không ít người nhận thức rằng trường chuẩn Quốc gia là một danh hiệu thi đua làm vẻ vang cho trường, cho địa phương, ngành mình giống như các danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, trường được tặng cờ, bằng của Chính phủ, hoặc được Nhà nước trao tặng huân chương hay danh hiệu anh hùng chẳng hạn.
 
Thực ra trường đạt chuẩn và trường đạt các danh hiệu thi đua là không thể đồng nhất. Phấn đấu để đạt các danh hiệu cao quý của trường học là niềm vinh dự thể hiện nội lực phấn đấu cao, chủ yếu của từng ngôi trường nhằm khẳng định tài năng và phẩm chất của trường đó.
 
Phấn đấu để trường học đạt được chuẩn Quốc gia là nhiệm vụ của từng ngôi trường và địa phương phải làm để sản phẩm giáo dục của địa phương mạnh đạt chuẩn chung như các địa phương khác trong nước. Do vậy, nó có tính chất xã hội hoá giáo dục cao hơn, vì nó không chỉ dựa vào nội lực của từng ngôi trường cụ thể mà còn phải dựa vào sự quan tâm, phấn đấu, đầu tư của địa phương.
 
Chuẩn Quốc gia trường học nhấn mạnh tiêu chuẩn để nền giáo dục được thụ hưởng, yêu cầu cần và đủ cho một ngôi trường chứ không phải là một danh hiệu được phong tặng. Từ đó trong quá trình tiến tới chuẩn và sau khi đã đạt chuẩn cần tránh những nhận thức sai, ý thức tự thoả mãn, không phấn đấu để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục chuẩn.
 
Những năm gần đây có hiện tượng các trường làm kế hoạch hàng năm. Các ngành, các cấp làm dự thảo báo cáo trình đại hội về giáo dục đều nhất loạt chỉ đưa ra kế hoạch trường chuẩn mà quên mất các danh hiệu quan trọng không cần phấn đấu.
 
Trong thực tế, có trường vẫn biết đến với chuẩn còn xa vời nhưng vẫn luôn nói tới nó như là cái mốt, trong khi chỉ tiêu thấp hơn, sát sườn thì không đưa vào để phấn đấu. Nếu đạt được trường chuẩn đúng như 5 tiêu chí của Bộ Giáo dục đề ra thì ngôi trường ấy, địa phương ấy đã có một bước tiến lớn về giáo dục.
 
Ngoài nội lực của nhà trường, ở đó đã hội tụ khả năng xã hội hoá giáo dục cao mới đạt được. Nhiều địa phương khả năng ấy còn bất cập ở năng lực tài chính và quỹ đất, còn nhà trường thì khó khăn nhất là trình độ chuẩn của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, chất lượng thật của giáo dục đại trà và mũi nhọn trên.
 
Trong trường hợp đó không nên quá say sưa nói chuẩn mà cần chỉ đạo tập trung nội lực của trường xây dựng trường tiên tiến xuất sắc để giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục trước đó.
 
Vậy khó khăn để xây dựng trường chuẩn Quốc gia nằm ở đâu? Từ khi có phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia bắt đầu từ bậc tiểu học năm 1996 đến nay đã tròn 15 năm, huyện Yên Thành được nghiệm thu đạt chuẩn khá nhiều ở các bậc học như mầm non, tiểu học, THCS, còn 8 trường THPT mới được nghiệm thu 1 trường trong lúc đó trường tiên tiến xuất sắc, trường được tặng bằng, tặng cờ thi đua của Chính phủ có hàng chục, trong đó có những trường đạt được đẳng cấp cao về chất lượng, có uy tín lớn trong nhân dân vẫn chưa đạt chuẩn Quốc gia vì còn thiếu nhiều tiêu chí của chuẩn.
 
Như vậy trường chuẩn và trường tiên tiến xuất sắc đều có những giá trị nhưng không trùng khớp lên nhau, không phân loại nhau, nhưng là tiêu chí để đánh giá sự phấn đấu, đánh giá nhận thức và năng lực lãnh đạo và quản lý ở địa phương, nhà trường.
 
Vấn đề là tại sao địa phương và nhà trường cứ đề ra trong kế hoạch, trong nghị quyết năm này sang năm khác rồi bỏ đó, rồi lại kiểm điểm năm, kiểm điểm nhiệm kì không đạt chỉ tiêu trong lúc mục tiêu với tới hàng ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lại quên lãng?
 
Trong 5 tiêu chí về trường chuẩn thì có 2 tiêu chí thuộc loại khó là chuẩn về cơ sở vật chất và chuẩn về đội ngũ. Muốn đạt được chuẩn về CSVC địa phương phải đầu tư cho diện tích trường học đủ rộng theo quy định. Các cấp phải đầu tư để hiện đại hoá trường học nhằm thực hiện tốt nhất các hoạt động giáo dục.
 
Nghĩa là cần đất và cơ sở vật chất, thiết bị. Về chuẩn đội ngũ, cái khó không nằm ở chỗ thiếu mà lại ở chỗ thừa, thừa về số lượng con người không đủ chuẩn. Lịch sử để lại cũng có, tự mình cố ý gây ra cũng có. Nay muốn chuẩn hoá không dễ dàng chút nào.
 
Nói rải thảm đón nhân tài, trong đó có nhân tài cho giáo dục nhưng không tiễn ra được thì đón vào sao nổi. Có những SV sư phạm chính quy thực sự có phẩm chất và năng lực biểu hiện ở tấm bằng tốt nghiệp sát loại giỏi, được kết nạp Đảng khi còn là sinh viên, khi học phổ thông là học sinh giỏi tỉnh nhiều năm, được bầu làm bí thư đoàn trường nhưng rốt cuộc cũng phôi pha, người chấp nhận đi tỉnh khác, người chọn bậc học dưới vì bậc của họ đã có người khác, trong đó có người chưa đủ chuẩn.
 
Trong khi thực hiện chuẩn đội ngũ giáo viên cũng nên bình xét cân nhắc từng người bởi trong thực tế cũng có những người bằng không chính quy nhưng lại có năng khiếu sư phạm đang làm giáo dục có hiệu quả, có uy tín. Nhưng đây cũng chỉ là những trường hợp rất đặc biệt.
 
Xây dựng trường chuẩn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của các trường, các bậc học, của địa phương, của ngành nhưng chớ nhận thức rằng nó là bí quyết, nó là danh hiệu, khi chưa có nó thì chất lượng giáo dục thấp kém. Không hẳn thế!. Nó chỉ là phương tiện, là nhiệm vụ phải làm chứ không phải là danh hiệu tôn vinh, là cứu cánh của giáo dục.

Hoàng Văn
.