Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201211/23939-lam-sao-tao-ra-nen-giao-duc-khong-day-them-394410/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201211/23939-lam-sao-tao-ra-nen-giao-duc-khong-day-them-394410/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Làm sao tạo ra nền giáo dục không dạy thêm? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 05/11/2012, 08:20 [GMT+7]
23939

Làm sao tạo ra nền giáo dục không dạy thêm?

Nói và viết đầy đủ là “dạy thêm - học thêm”. Thực ra chỉ cần tập trung giải quyết vấn đề “dạy”. Phải nói chính xác “dạy thêm” là “dạy lại, hoặc dạy trước những bài đã và sẽ dạy ở chính khoá, hoặc làm thêm bài tập”. Còn những môn cần phải tổ chức để được học lần đầu theo nhu cầu của người học thì không phải là dạy thêm. Luyện thi học sinh giỏi, luyện thi nghề, luyện thi thể thao không phải dạy thêm, học thêm.
 
Trong nhà trường có “học thêm” là vì có “dạy thêm”. Toàn bộ công nghệ “dạy thêm”, “học thêm” là do phía “dạy thêm” quyết định, phía “học thêm” buộc phải theo.
 
Giả sử trên toàn quốc, ở tất cả các bậc học không có ai “dạy thêm”, thi cử chỉ cần học đạt mức trung bình ở chính khoá, không cần “học thêm” đều đỗ. Tuyển người làm việc, coi trọng những người có óc tư duy độc lập sáng tạo, tay nghề giỏi do tự học, tự luyện tập mà có, thi cử không coi trọng những kiến thức học thuộc, đọc chép thì không có ai đi học thêm, vì đã học kém, học thêm kiểu học lại, kiểu đọc chép như lâu nay, thi cũng hỏng.
 
Dạy thêm, học thêm hiện đang rất khó kiểm soát - Ảnh minh hoạ
 
Trên thế giới có những nước dạy không cho điểm, không nhận xét ai hơn, ai kém, họ chỉ chú ý đến trí tuệ người học và những kì thi nghiêm túc là nghiệm thu ra sản phẩm đích thực. Thiết nghĩ, Nhà nước và ngành không cần ra thêm văn bản cấm dạy thêm học thêm làm gì nữa khi nó đã có quá nhiều, quá đủ văn bản từ Trung ương đến địa phương rồi.
 
Đà Nẵng từng đi đầu cấm dạy thêm, Hà Nội cấm triệt để dạy thêm ở tiểu học, Nghệ An từng đi kiểm tra việc mở lò luyện và liên tiếp ra văn bản quản lý. Vấn đề khó dứt điểm nằm ở khâu xử lý bất cập. Bởi dạy thêm sinh ra vì những lý do của giáo dục, đặc biệt giáo dục trong nền kinh tế thị trường. Chương trình nặng, sách giáo khoa quá tải, chế độ thi cử không khớp với quá trình dạy và học ở phổ thông.
 
Đề thi không ra ở chỗ học chính khoá mà ra ở chỗ học thêm, ở trong sách của những người ăn theo sách giáo khoa, thời lượng chính khoá bất hợp lí, trình độ một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thể dạy được số đông học sinh ngồi nhầm lớp. Ngoài ra, không loại trừ một số giáo viên dạy tốt nhưng dùng “tiểu xảo” ép học.
 
Các phụ huynh chạy đua với nhiều mục đích con thi đỗ, phải vào được trường danh giá, nhiều việc làm, lương cao, ngoài ra có những người cha muốn dùng con làm oai cho mình nên ép học, ép chọn trường, ép đỗ. Có số do họ ít hiểu về giáo dục, do mải làm ăn, do nhà trường cho điểm không đúng nên họ không biết sự thật về lực học của con mình. Họ có ảo tưởng vào lò luyện sẽ hơn không vào lò.
 
Việc hướng nghiệp không tốt, nên gần như tất cả học trò lớp 1 đổ dồn lên 12, tốt nghiệp cả và đi thi đại học tất cả. Do không giải quyết đồng bộ trên phạm vi rộng nên không ai chịu dừng cuộc đua tiêu cực này trước. Họ nhìn nhau và cùng nghĩ thi cử như hiện nay, loại học sinh yếu kém, vào lò để chép những bài nâng cao, mở rộng, bài giải sẵn rồi may ra đem được vào phòng thi vẫn tốt hơn, mà trường Đồi Ngô năm nay là một ví dụ điển hình.
 
Vậy bản chất của “dạy thêm” là căn bệnh thành tích của gia đình và nhà trường, là hiện tượng kinh tế, hiện tượng lợi dụng kẽ hở của cơ chế thi cử, là một hiện tượng tiêu cực có ba lực lượng cùng tham gia: Thầy, trò, phụ huynh, trong đó học sinh có một số không tự nguyện vì không cần thiết học mà buộc phải theo cha mẹ và thầy giáo, còn phụ huynh thì một số không nắm được chất lượng, trình độ thực của con mình nên nghĩ sai rằng “nhét nhiều chữ vào càng tốt, thừa hơn thiếu” nên chạy đua, đầu tư sai trên con đường lập nghiệp của con.
 
Nhà nước đã và đang có những điều chỉnh thi cử có ý nghĩa thực tiễn. Ai cũng thấy, do điều chỉnh thi tuyển đại học, tăng môn trắc nghiệm, đề ra sát với bài học trong sách giáo khoa, loại trừ dần công nghệ đọc chép nên việc mở lò, học sinh lao vào lò như con thiêu thân đã giảm nhiều. Có những huyện các lò to trước đây đã đóng cửa. Hiện nay mối lo đỗ đại học không lớn nữa vì số trường đại học cao đẳng mở thêm nhiều.
 
Nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu, phá rào hạ điểm, khuyến mại đủ cách để có người mà dạy. Vì thế mục đích, cung cách học thêm ở nhiều trường THPT có thay đổi. Lượng vào lò giảm, lượng học trong trường tăng vì sợ thầy.
 
Cuộc học thêm nhắm vào kì thi tốt nghiệp, do thầy dạy chính khoá, thầy chủ nhiệm, lực lượng quyết định xếp loại cuối kỳ, cuối năm đảm nhận dạy. Đây là chỗ khó cũng là chỗ nhất trí cao giữa quyền lợi người học, người dạy và chủ nghĩa thành tích. Vấn đề lương, đời sống giáo viên thấp cũng là một nguyên nhân của dạy thêm.
 
Vậy nên vấn đề dạy thêm rất khó cấm, mà không cấm thì ích nhỏ hại lớn, đặc biệt vô lý nhất là dạy thêm ở bậc tiểu học. Vấn đề dạy thêm vừa phải khắc phục về mặt cơ chế còn kẽ hở của giáo dục vừa phải có biện pháp hành chính cứng rắn quản lý chặt thống nhất trên toàn quốc, vừa phải cải thiện đời sống, vừa phải tuyển chọn giáo viên nghiêm túc.
 
Nhà trường phải loại trừ lối dạy thêm vô bổ đang thịnh hành như dạy lại bài chính khoá, đọc chép thêm tài liệu nâng cao, ra bài tập khó xong chờ để chữa ngày này sang ngày khác trên lớp không giúp ích gì cho việc phát triển trí tuệ. Càng nhiều người học thêm, càng mất người thông minh năng động, bởi bản chất của dạy học là dạy tự học. Thiết nghĩ những vấn đề cơ bản của cải cách giáo dục đang bàn thảo làm sao tạo ra được nền giáo dục lành mạnh trong đó không có dạy thêm.

Hoàng Văn Hân
.