Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201311/suc-manh-cua-dai-doan-ket-416907/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201311/suc-manh-cua-dai-doan-ket-416907/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Sức mạnh của đại đoàn kết - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 18/11/2013, 14:54 [GMT+7]

Sức mạnh của đại đoàn kết

(Congannghean.vn)- “Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân, cách mạng muốn thành công phải có lực lượng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới. Muốn có lực lượng phải phát huy cao độ tinh thần yêu nước của toàn dân tộc, phải thực hành đoàn kết rộng rãi của các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp xã hội, vì đoàn kết là một lực lượng vô địch”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta sớm xác định đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, chỉ rõ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường cứu nước duy nhất để giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc, mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, đồng thời tìm thấy phương sách để tập hợp đoàn kết toàn dân tộc thành một lực lượng hùng hậu nhằm thực hiện đường lối đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất ở nước ta. Người chỉ rõ: “Cuộc cách mạng trong một nước thuộc địa là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Để đưa cuộc cách mạng đó đến thắng lợi, có thể và cần phải thành lập một Mặt trận Dân tộc rộng rãi, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp xã hội mong muốn được giải phóng khỏi ách thuộc địa”.

Thấm nhuần tư tưởng ấy nên chỉ sau hơn 10 tháng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã chỉ thị thành lập “Hội phản đế đồng minh” - Là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Ngay từ khi Mặt trận mới ra đời, Bác Hồ luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện để tổ chức này thực sự trở thành một khối thống nhất, tập hợp nhiều giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, đảng phái, dân tộc...

khác nhau, có vị trí xã hội và quyền lợi khác nhau, vì mục tiêu chung cao cả là giải phóng dân tộc, tiến bộ xã hội. Người nhiều lần nêu rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.

suc manh cua dai doan ket
Bác Hồ - Người quy tụ, trung tâm đoàn kết của đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải tin vào dân, dựa vào dân và phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân. Mỗi người, “ai cũng ít hay nhiều có tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn, cần thức tỉnh lương tri của mỗi người thì lòng yêu nước sẽ bộc lộ. Điểm chung để quy tụ khối đại đoàn kết dân tộc là nền độc lập dân tộc, là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh có lập trường giai cấp rõ ràng, đó là đại đoàn kết toàn dân với nòng cốt là khối liên minh công - nông - trí thức do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớn như vậy, phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên cái nền tảng đó.

Người đã chỉ rõ: "Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”. “Lực lượng chủ yếu trong khối đại đoàn kết dân tộc là công - nông - lao động trí óc làm nền tảng của Mặt trận Dân tộc thống nhất”.

Về sau, Người nêu thêm: Lấy liên minh công - nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.

Việc Đảng ta khẳng định quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một mặt nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước; mặt khác, cũng chính là nhằm không ngừng phát triển khối liên minh công - nông - trí thức lên một tầm cao mới, là hình ảnh đẹp về khối đoàn kết liên minh bền chặt giữa công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn là vấn đề lớn trong đường lối, quan điểm của Đảng và là sức mạnh vô địch đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020) theo Nghị quyết Đại hội XI, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Năm 2013 là năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, việc lấy ý kiến toàn dân tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, góp ý hiến kế cải cách nền giáo dục nước nhà... thực sự đã phát huy trí tuệ, động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo động lực mới đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.

.

Nguyễn Văn Thanh