Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201409/nho-loi-di-chuc-voi-nhiem-vu-xay-dung-dang-527841/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201409/nho-loi-di-chuc-voi-nhiem-vu-xay-dung-dang-527841/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhớ lời Di chúc với nhiệm vụ xây dựng Đảng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 03/09/2014, 09:08 [GMT+7]

Nhớ lời Di chúc với nhiệm vụ xây dựng Đảng

Đảng muốn mạnh phải dựa vào dân; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng. 

Ông Nguyễn Đức Hà, Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương. Ảnh: VGP/Phương Liên
Ông Nguyễn Đức Hà, Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương. Ảnh: VGP/Phương Liên
Ông Nguyễn Đức Hà, Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương đã dành cho phóng viên Báo điện tử Chính phủ cuộc trao đổi về bản Di chúc của Hồ Chủ tịch liên quan đến vấn đề công tác cán bộ, bồi dưỡng thế hệ cách mạng kế tiếp.
 
Di chúc là lời căn dặn cuối cùng mà Bác để lại, không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình cảm của Bác đối với Đảng, với nhân dân, với dân tộc. 
 
Bản Di chúc vừa là văn kiện của một nhà chính trị lớn, vừa là tác phẩm nghệ thuật tầm cỡ của một nhà văn hóa lớn. Vì vậy, theo ông Nguyễn Đức Hà, bản Di chúc của Bác là một trong những báu vật quốc gia. 
 
Trong khối di sản tinh thần mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam, có 5 di sản đã được công nhận là Bảo vật quốc gia, đó là: "Đường Kách mệnh"; “Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù)”; “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”; “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” và “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
 
Khi được đọc, được nghe, được tiếp cận với bản Di chúc của Bác, người dân Việt Nam, ai cũng đều còn nguyên xúc động, xao xuyến. “Là người làm công tác Đảng nhiều năm, tôi càng thấm thía, càng thấy sâu sắc bản Di chúc chứa đựng đầy ắp tình cảm của Bác”, ông Hà chia sẻ.
 
“Trước hết là nói về Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.
 
Qua nhiều thời gian, ông Nguyễn Đức Hà càng hiểu lời dạy của Bác: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết thứ nhất là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết thứ hai là đoàn kết dân tộc, đoàn kết thứ ba chính là đoàn kết quốc tế”. Khi chúng ta  đoàn kết như vậy, đất nước ta nhất định “đại thành công”. Những lời dạy của Bác hết sức sâu sắc, hết sức thấm thía và đến bây giờ vẫn còn nóng hổi tính thời sự về vấn đề đoàn kết trong Đảng.
 
Đối với nhân dân, Bác suốt đời phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Bác lo cái lo của dân, đau nỗi đau của dân. Quan điểm của Bác về vấn đề nhân dân rất rõ ràng: Đảng muốn mạnh, muốn vững phải dựa vào nhân dân. Sau này, những nguyên tắc, những quan điểm của Đảng đã cụ thể hóa quan điểm của Bác: Phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Vừa qua, một số quy định của Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân với Đảng và xác định Đảng phải giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
 
Trong Nghị quyết số 25 (khóa XI) về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với quần chúng nhân dân cũng đã trích dẫn những câu nói của Bác, lời dạy của Bác về gần dân, trọng dân, tin dân, thương dân. Những tư tưởng của Bác đến hôm nay Đảng ta vẫn đang tiếp tục thực hiện.
 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá XI) nêu 3 vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó xác định việc “Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng” là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất.
 
Theo ông Nguyễn Đức Hà, để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên, các cấp ủy, tổ chức đảng cần thực hiện toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng nêu trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và 4 nhóm giải pháp Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra. 
 
Các cấp ủy, tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên phải dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật và đánh giá đúng sự thật về tình hình suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở chi bộ, đảng bộ và ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Trên cơ sở đó, chỉ rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan và đề ra biện pháp cụ thể để giáo dục, giúp đỡ, phòng ngừa hoặc sửa chữa, khắc phục khuyết điểm phù hợp với từng đối tượng.
 
Những đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cơ hội, thực dụng, vi phạm tư cách đảng viên nhưng quanh co, giấu giếm, không thành khẩn nhận khuyết điểm để sửa chữa, thì kiên quyết đưa ra khỏi Đảng để làm trong sạch Đảng, khắc phục tình trạng "đảng viên đông nhưng không mạnh" hiện nay.
 
Tuy nhiên, để chỉ rõ được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở trong cơ quan, địa phương, đơn vị mình, đòi hỏi mỗi cấp ủy, nhất là người đứng đầu phải có dũng khí, dám nhìn thẳng vào sự thật; quyết tâm chính trị cao và thể hiện trách nhiệm chính trị trước Đảng, trước dân, đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân mình.
 
Cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng phải thực sự tự giác, trung thực, thành khẩn và cầu thị; nghiêm túc nhìn nhận, soi xét lại chính bản thân mình để tiếp tục phát huy ưu điểm, kịp thời khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
 
Việc tự giác, trung thực, thành khẩn và cầu thị của cán bộ là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định kết quả của tự phê bình và phê bình, bởi vì không ai hiểu mình bằng chính mình; không ai có thể biết được tư tưởng, suy nghĩ, hành động của mình ngoài bản thân mình; chỉ có bản thân mỗi người mới biết trong đầu mình, trong tâm mình nghĩ gì, đúng hay sai, tốt hay xấu? 
 
Để thực hiện tốt việc tự phê bình và phê bình, sự gương mẫu của cấp trên và của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị là cực kỳ quan trọng để cấp dưới học tập, noi theo. Thực tế của công tác xây dựng Đảng những năm qua cho thấy: Khi cán bộ lãnh đạo cấp trên, nhất là người đứng đầu ở các cấp thực sự gương mẫu, tự giác, dũng cảm nhận khuyết điểm của mình và quyết tâm sửa chữa, khắc phục thì sẽ là tấm gương để cán bộ cấp dưới và đảng viên học tập, noi theo.
 
Khi cán bộ lãnh đạo cấp trên, nhất là người đứng đầu ở các cấp thực sự gương mẫu, tự giác, dũng cảm nhận khuyết điểm của mình và quyết tâm sửa chữa, khắc phục thì sẽ là tấm gương để cho cán bộ cấp dưới và đảng viên học tập, noi theo. Nếu cán bộ lãnh đạo cấp trên không gương mẫu, không tự giác nhận thấy khuyết điểm của mình và còn nể nang, dễ dãi khi phê bình người khác thì cán bộ cấp dưới sẽ kiểm điểm một cách qua loa, hình thức, chiếu lệ cho xong và báo cáo sai sự thật với cấp trên. Đặc biệt, sự gương mẫu của cán bộ lãnh đạo ở cấp càng cao thì sự tác động, ảnh hưởng ở trong Đảng càng mạnh, sức lan toả trong xã hội càng rộng và hiệu quả càng cao.
 
Theo ông Nguyễn Đức Hà, cuộc đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và rất cam go, phức tạp, không thể làm xong trong một sớm, một chiều mà phải tiến hành một cách thường xuyên, liên tục như “đánh răng, rửa mặt hằng ngày” như Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn. 
 
Trước nhiệm vụ rất khó khăn này, các cấp ủy đảng, nhất là người đứng đầu có quyết tâm chính trị cao, có trách nhiệm chính trị lớn trước vận mệnh của Đảng, của dân tộc thì “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên” như Bác Hồ đã dạy. Mặt khác, trong quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), Đảng càng phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh vĩ đại của nhân dân như Bác Hồ đã căn dặn: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
.

Nguồn: Chinhphu.vn

.